Bài 14. Phản xạ âm - Tiếng vang

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Một số ví dụ về tiếng vang:

+ Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.

+ Tiếng vang trong phòng rộng. vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến tường phòng rồi dội lại đến tai ta.

+ Tiếng vang từ giếng sâu. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến mặt nước giếng rồi dội lại tai ta.



Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Ta thường nghe thấy âm thanh trong phòng kín to hơn khi ta nghe chính âm thanh đó ngoài trời vì ở ngoài trời ta nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Vân tốc âm trong không khí là 340 m/s nên với các khoảng cách nhỏ vài mét âm chỉ truyền trong thời gian cỡ \(\dfrac{1}{100}\) giây. Do đó, âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ lại gần như cùng 1 lúc.

a) Một người sẽ nghe thấy tiếng vang khi âm phản xạ lại cách âm phát ra ít nhất là \(\dfrac{1}{15}\) giây.

Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Khi em nói to trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng không nghe thấy tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra đến tai gần như cùng một lúc (vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s nên với các khoảng cách vài trăm mét âm chỉ truyền trong một phần trăm của giây).

b) Khoảng cách giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang:

Để có được tiếng vang thì thời gian nghe được âm phản xa cách âm trực tiếp là \(\dfrac{1}{15}\) giây.

Vậy khoảng cách ngắn nhất (Smin) từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang bằng quãng đường âm truyền. Do đó:

Smin = \(\dfrac{s}{2}=\dfrac{v.t}{2}=\dfrac{340.\dfrac{1}{15}}{2}=11,39\left(m\right)\)

Kết luân: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là \(\dfrac{1}{15}\) giây.



Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

+Vật phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) có bề mặt nhẵn, cứng

+ Vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) có bề mặt gồ ghề, mềm

=> Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.

Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Mỗi khi khó nghe âm, người ta thường đặt bàn tay khum lại sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm để hướng âm phản xạ từ tay đến tai giúp ta nghe được âm to hơn.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Sử dụng công thức S = v.t để tính độ sâu của đáy biển

Thời gian đi và về của âm là như nhau, nên âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 0,5 giây.

Độ sâu của đáy biển là : 1500 x 0,5 = 750m.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Trồng cây xung quanh bệnh viện để cây phản xạ các tạp âm (tiếng còi xe, động cơ xe, tiếng người nói, tiếng máy móc…) từ bên ngoài vào trong bệnh viện giúp bệnh viện được yên tĩnh.

Hiện tượng phản xạ âm được ứng dụng trong:

a) Trồng cây xung quanh bệnh viện.

b) Xác định độ sâu của biển

d) Làm tường phủ dạ, nhung.