Ôn tập Chương 5

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Vi sinh vật có tất cả các hình thức dinh dưỡng gồm quang tự dưỡng (vi khuẩn lam, tảo lục đơn bào, trùng roi xanh), hóa tự dưỡng (vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn oxi hóa hydrogen, vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh), quang dị dưỡng (vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía), hóa dị dưỡng (vi nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp).

- Nhờ có hình thức dinh dưỡng đa dạng mà vi sinh vật đóng vai trò là mắt xích quan trọng nhất trong quá trình chuyển hóa, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, góp phần làm sạch môi trường (phân hủy các chất hữu cơ), chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ cung cấp cho sinh vật sản xuất,...

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi để tiêu diệt các loại vi khuẩn khác, tránh nhiễm khuẩn vào nguyên liệu, đảm bảo cho quá trình lên men sữa chua được thành công.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Giải thích sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E.coli trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol: Khi trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol, vi khuẩn E.coli tổng hợp enzyme phân hủy glucose trước vì glucose dễ đồng hóa hơn. Sau khi nguồn glucose cạn kiệt, vi khuẩn E.coli sẽ được sorbitol cảm ứng để tổng hợp enzyme phân hủy sorbitol. Do đó, đường cong sinh trưởng có 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa, 2 pha cân bằng.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nước mắm là hỗn hợp muối với những axit amin - vốn được chuyển từ chất đạm trong thịt động vật (như tôm và cá) khi chúng bị phân hủy nhờ sự tác động của các loại enzyme có sẵn trong ruột động vật và một số loại vi khuẩn kỵ khí có khả năng chịu mặn.

Độ đạm là tổng lượng nitơ có trong một lít nước mắm. Ví dụ, nước mắm có 20 độ đạm thì ta nên hiểu là trong một lít nước mắm có chứa đến 20gr chất nitơ.

Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các yếu tố

ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

Cơ chế tác động

Ứng dụng vào đời sống

pH

Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP,…

- Tạo môi trường pH phù hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tối ưu.

- Tạo môi trường pH bất lợi nhằm ức chế vi sinh vật gây hại cho con người.

Độ ẩm

Vi sinh vật rất cần nước vì ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất dinh dưỡng, thủy phân cơ chất,... Nếu không có nước, vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết.

- Tạo độ ẩm phù hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tối ưu.

- Tạo độ ẩm bất lợi (phơi khô) nhằm ức chế các vi sinh vật gây hại cho con người.

Nhiệt độ

Ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào. Mỗi loài vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định.

- Tạo nhiệt độ phù hợp cho vi sinh vật có lợi phát triển tối đa.

- Tăng nhiệt độ để tiêu diệt hoặc hạ nhiệt độ để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại.

Ánh sáng

Tác động đến quá trình quang hợp ở vi khuẩn quang tự dưỡng; tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động định hướng,… Những tia sáng có bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, làm biến tính protein,…

- Tạo môi trường ánh sáng phù hợp cho những vi sinh vật có lợi phát triển tối đa.

- Sử dụng tia sáng có bước sóng ngắn (tia X, tia gama,...) để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật gây hại.

Áp suất

thẩm thấu

Khi đưa vi sinh vật vào môi trường ưu trương, nước trong cơ thể vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh làm chúng không thể phân chia được.

- Tạo môi trường ưu trương để gây co nguyên sinh nhằm ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại.

Các chất

dinh dưỡng

Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật.

- Tạo môi trường dinh dưỡng phù hợp cho những vi sinh vật có lợi phát triển như trong nuôi cấy thu sinh khối,…

- Loại bỏ các vi lượng nhằm ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại.

Chất

sát khuẩn

Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh nhưng không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể.

- Dùng để sát khuẩn trong y tế và trong đời sống hằng ngày.

Chất

kháng sinh

Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc theo nhiều cơ chế khác nhau như ức chế tổng hợp thành tế bào, protein,…

- Dùng để chữa bệnh nhiễm khuẩn cho người và động vật.

 
Trả lời bởi Minh Lệ
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Loại

Ưu điểm

Nhược điểm

Thuốc trừ sâu

hóa học

- Hiệu quả nhanh chóng, diệt được sâu bệnh trên diện rộng.

- Không có hiệu quả lâu dài.

- Diệt cả những sinh vật có ích.

- Gây ô nhiễm môi trường.

- Có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây ngộ độc cho người dùng.

- Gây nhờn thuốc.

- Giá thành cao.

Thuốc trừ sâu

sinh học

- Hiệu quả lâu dài.

- Chỉ tiêu diệt sâu bệnh mà không ảnh hưởng đến các sinh vật khác.

- Không ảnh hưởng đến môi trường, không làm giảm chất lượng sản phẩm, không gây độc hại đến người sử dụng sản phẩm.

- Giá thành thấp.

- Hiệu quả chậm hơn.

- Khó bảo quản.

Phân bón

hóa học

- Hiệu quả nhanh.

- Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan, dễ hấp thu.

- Bón liên tục sẽ làm cho đất chua.

- Ảnh hưởng đến môi trường.

- Giá thành cao.

Phân bón

sinh học

- Hiệu quả lâu dài, ngoài việc cung cấp các chất khoáng cơ bản còn cung cấp các vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hấp thu và phân giải các chất trong đất, cố định đạm,…

- Không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Giá thành thấp.

- Hiệu quả chậm hơn.

- Có hạn sử dụng nhất định.

- Khó bảo quản hơn.

Trả lời bởi Minh Lệ