Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Kirmily_

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

3. Cảm nghĩ về mùa xuân.

Trong thơ văn ngàn đời, cảnh sắc thiên nhiên luôn là đề tài. Tuy cũ nhưng không bao giờ nhàm chán – đối với các thi nhân. Và ắt hẳn, mùa xuân cũng là một ví dụ điển hình như thế. Mùa xuân mang vẻ đẹp rất đỗi dịu dàng, khiến nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng phải thốt lên:

“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.”

Bài văn biểu cảm về mùa xuân của tôi

Biểu cảm về mùa xuân của tôi

Mùa xuân là mùa bắt đầu của đất trời. Không còn cảnh giá buốt lạnh lẽo như mùa đông. Cũng không có những tia nắng chói chang nóng bức như mùa hè. Mùa xuân là một sự kết hợp hoàn hảo và hài hòa giữa các yếu tố: chút gió dìu dịu còn sót lại, chút nắng nhè nhẹ khẽ chiếu qua cành lá. Mùa xuân đến với một không khí trong lành và dễ chịu như thế!

Xuân chính là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc. Từng lộc non sau mùa đông buốt giá như được bừng tỉnh, khẽ mở mắt mà ngắm nhìn vạn vật xung quanh cũng dang dần thay đổi. Lộc non đã hé – những búp non cứ xanh mơn mởn như một cô gái xuân thì đang e ấp diễm lệ. Nào chỉ thay lá, cây cối còn được điểm tô bởi muôn vàn nụ hoa tươi thắm. Nào là hoa cúc, hoa lan, hoa lay ơn,…cứ đua nhau khoe sắc trước sắc xuân. Xuân ở miền Bắc đặc trưng bởi hoa đào hồng thắm, riêng miền Nam lại dịu dàng với sắc mai vàng tươi. Nhìn ngọn cây ngọn cỏ như tươi vui hơn trong cơn mưa phùn đầu năm, thấy thấp thoáng những nụ mai đang dần hé là đã biết, mùa xuân đang dần đến rồi!

Xuân về, chim muông khắp nơi cũng bay về tận hưởng thời khắc đẹp nhất của đất trời. Chim én bay liệng thành từng hàng báo hiệu mùa xuân đã đến. Chim sẻ, chim ri,…cứ hót líu lo tạo thành một khúc hợp xướng vô cùng rộn rã. Giữa những thay đổi của thiên nhiên vạn vật, con người như được tiếp thêm sinh khí để hòa vào niềm vui chung của đất trời. Người người nhộn nhịp sắm sửa, trang hoàng lại nhà cửa. Rồi cả gia đình cùng vây quần lại làm những món ăn truyền thống, cùng hồi hộp đón thời khác chuyển mình kì diệu giữa hai năm…Người lớn bận rộn, trẻ con háo hức,…nhưng tựu trung lại, ai ai cũng đều yêu quý mùa xuân. Bởi mùa xuân, cũng chính là mùa đoàn tụ!

Ai yêu cái đẹp không từng rung động trước mùa vẻ đẹp của xuân. Ai đi xa nhà không từng hồi hộp mỗi khi tết đến xuân về. Chỉ cần ngồi bên mâm cơm ngày đầu năm mới, những ưu tư, phiền muộn, những lo lắng, tủi hờn như cũng tiêu tan, nhường chỗ cho nhưng niềm vui hoan hỉ bên người thân, bè bạn. Không khí tươi vui của đất trời như đang lan truyền sang tâm khảm của con người, mang cho họ những cảm xúc thân tình, hạnh phúc.

Mùa xuân đi tới đâu cũng đều được mọi người yêu quý! Và trong đó có tôi. Còn các bạn thì sao? Các bạn cũng thích mùa xuân chứ?

Câu trả lời:

2. Cảm nghĩ về loài cây em yêu.

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.