Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ
Số lượng câu hỏi 42
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Vịt Con đi lạc

“ Gà mẹ dẫn đàn con đi ăn, thấy Vịt Con đi lạc liền gọi:

- Này Vịt Con, đi với cô nào! Cô sẽ giúp con kiếm ăn.

Vịt Con nghe vậy liền đi theo, ăn chung với đàn gà. Đàn gà con thấy Vịt Con được mẹ chia mồi nên phàn nàn:

- Sao mẹ lại cho Vịt Con ăn chung với tụi con? Nó đâu có cùng loài với mình?

Gà mẹ giải thích:

- Các con thử nghĩ nếu bản thân mình đi lạc và gặp đàn vịt khác thì sao? Lúc đó thì các con muốn được họ giúp đỡ hay bị bỏ rơi chỉ vì khác loài?”

(Trích Giọt Sương Chạy Trốn, NXB Kim Đồng, 2020)                                        

Câu 1 (2 điểm).

a.  Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào?

b.  Em hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn văn?

Câu 2 (2 điểm).

a.      Trong đoạn trích, tác giả tập trung miêu tả tính xấu của bầy gà con là gì?

b.      Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1 điểm). Hãy trình bày cảm xúc của em khi giúp đỡ một ai đó?

5- 6 dòng:

Câu 4 (2 điểm).

a. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của những câu dưới đây:

- Vịt con đi lạc.

- Trời lạnh.

- Hoa nở.

b. Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả hai thành phần chính trong các câu trên.

GIÚP MIK NHANH ĐƯỢC KO Ạ!!

   Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

   Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

   Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

   Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

                                         (Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm, www.manhmap.com - Thơ hay về tình yêu quê hương - đất nước)

 

Câu 1 

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2 

a. Trong đoạn trích, tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của vẻ đẹp quê hương?

b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

Câu 3. Nội dung của đoạn thơ đã gợi em nghĩ đến điều gì?

Câu 4. Cho 3 từ “thể hiện, thực hiện, làm hiện”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

Bài ca dao trên đã …………… được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

Câu 5 . Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bốn thơ sau:

Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
         Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên.

“Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
   Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
   Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
   Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)

   “Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
   Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
   Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
   Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)