Đề 2:
Bài văn "Cây tre Việt Nam " của tác giả Thép Mới đã ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre. Tre có vẻ đẹp thật ưa nhìn, tre xanh tốt, dáng tre mộc mạc và màu tre tươi nhũ nhặn. Nhìn dáng tre, màu tre nhà văn đã phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng về phẩm chất của tre: cứng cáp, dẻo dai, vững chắc,... Tre được nhân hóa trở thành biểu tượng sáng giá. Để người đọc hiểu được phẩm chất đó của tre, tác giả sử dụng biện pháp liệt kê, nhân hóa và so sánh để khiến hình ảnh cây tre trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người. Phẩm chất ngay thẳng, thủy chung, can đảm là biểu trưng cao đẹp của người hiền. Chính vì vậy tre là biểu tượng cao quý của nhân đân Việt Nam. Mai đây, trên đất nước ta, sát thép có nhiếu hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son với người đân Việt Nam
ĐỀ 3:
Những khổ thơ trên miêu tả chú bé Lượm thật sinh động và rõ nét đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng tốt đẹp. Trong hai khổ thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ láy để miêu tả ngoại hình, trang phục và hoạt động của Lượm. Trang phục của Lượm như trang phục của cacschieens sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp, bởi vì Lượm cũng là một chiến sĩ thật sự. Từ láy "loắt choắt " giúp người đọc hình dung được Lượm có vóc dáng nhỏ bé. "Ca lô đội lệch" thể hiện dáng vẻ hiếu động hiên ngang của tuổi trẻ. Khổ thơ là thể thơ bốn chữ với nhịp nhanh cùng nhiều từ láy loắt choắt, thoăn thoắt,...góp phần thể hiện hình ảnh Lượm-một em bé say mê công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
p/s: đề 1 mình là đề khác nên không viết cho bạn được.