Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Cuộc thi viết "20/11"

Câu hỏi:

Tên thí sinh: Trần Như Hương

Link tài khoản hoc24: https://hoc24.vn/vip/nhuhuong2003

Gmail: hoadothikieu@gmail.com

Thể loại đăng kí dự thi: Truyện ngắn

BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT 20/11

LỚP HỌC KHÔNG NÓC

"Con không cha như nhà không nóc."

"Mỗi thầy giáo, cô giáo là người cha, người mẹ thứ hai."

Ngày 16 tháng 11 năm nay mưa xối xả lạnh lòng, tôi thơ thẩn cả buổi đọc lại những dòng viết cũ. Theo thời gian, ký ức của con người quay về như những mảnh ghép của trò chơi xếp hình mà để sắp xếp lại thì thật mất thời gian. Tôi từng dùng từ "lớp học không nóc" để gọi lớp cấp hai của mình, không phải vì lớp không có giáo viên mà vì học sinh vốn không để ý đến những lời giảng dạy của họ.

Thầy tên Văn nhưng dạy Toán, cũng là thầy giáo chủ nhiệm của chúng tôi năm lớp tám và chín. Ngày thầy lần đầu bước vào lớp, tôi nhìn ra khung cửa sổ, háo hức trong tôi theo những giọt nước mưa trên mái tôn lán xe trôi tuột xuống đất. Trường chúng tôi là một trường làng, ở một thành huyện nửa nông thôn, nửa thành thị. Chúng tôi đang ở cái tuổi dở dở ương ương như sự chuyển giao của đất huyện. Hơn phần ba lớp có ý định không thi cấp ba mà tìm việc làm. Phần còn lại không hiểu được ý nghĩa của học hành, cứ mãi chênh vênh giữa thế giới rất khác đang dần rõ nét. Thầy không phản đối những người muốn đi tìm việc làm vì thầy biết có nhiều bạn không có quyền lựa chọn, chỉ mong chúng tôi sau này dù thế nào cũng kiên trì học tập. Lúc đó, chúng tôi không hiểu những lời đó, cứ mãi vẩn vơ trong lớp học không nóc, cho đến một tiết học.

"Các em cho anh hỏi lớp mình có bạn X không?", câu hỏi mang ngữ điệu đều đều, pha chút bơn cợt như đối phương đã biết câu trả lời.

Vừa nghe câu hỏi ấy, chúng tôi nhìn nhau rồi lập tức hiểu ý mà lắc đầu. Anh hùng của lớp chúng tôi đã đắc tội với tên đầu gấu nào rồi. Cô giáo dạy văn lớn tiếng dùng lí lẽ đuổi khéo hai cậu thanh niên phía cửa. Khi họ đi mất, cả lớp hướng mắt vào anh hùng rơm vẫn đang cúi đầu, người mà khi mọi chuyện đi qua vẫn có thể vỗ ngực: "Tao mà sợ bọn đó sao? Chẳng qua không muốn làm lớn chuyện.". Đúng là cách níu giữ thể diện của tuổi dậy thì.

Tan học, hai anh thanh niên kia cùng vài người xăm trổ đợi ngoài cổng. Còn đang suy nghĩ xem X sẽ về bằng cách nào, tôi chợt thấy thầy chủ nhiệm phóng xe thẳng ra cổng, sau bóng lưng nhuốm màu tháng năm, phảng phất hơi thuốc lá muộn phiền là X đang nấp gọn. Nắng trưa gắt gỏng vương vãi trên áo sơ mi của họ lại ấm áp lạ thường.

Giàu có là hạnh phúc ư? Thành công là hạnh phúc ư? Tôi không biết, chỉ biết trong thời khắc sợ hãi tuyệt vọng, lại có người sẵn sàng chở che là một phúc phần lớn lao.

Vài năm sau, lớp tôi vẫn thường quay lại thăm thầy, vẫn căn nhà thuê cũ kĩ cùng một gác nhỏ rất nhiều sách. Nhớ có lần điểm thi toán của tôi đột ngột tụt thấp, thầy giận chuyển tôi xuống bàn cuối. Kết quả, tôi nhanh chóng hòa nhập, trở thành bà tám của khu. Thầy kể lại chuyện đó, giọng bình thản tươi cười.

Sau này có người hỏi tôi, lớp học cấp hai với sự thay đổi ấy có lẽ được coi là "có nóc" rồi nhỉ. Tôi cười. Trong lòng tôi thì nó vẫn là lớp học không nóc, vì thầy để phá tan giới hạn ấy, để chúng tôi có thể nhìn lên bầu trời rộng lớn, tận hưởng cơn mưa mùa hạ...