Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, đồng thời là một nhà cách mạng, một nhà thơ lớn của Việt Nam. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trường kì và gian nan. Đối mặt với bao khó khăn và thử thách, Bác vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Tại Việt Bắc, Bác đã làm rất nhiều bài thơ, trong đó có bài “Cảnh khuya” - một bài thơ hay, đặc sắc về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước sâu đậm của Người.

Quả đúng là một người nghệ sĩ tài ba, chỉ với vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ nên một khung cảnh trong trẻo của rừng khuya Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lòng hoa”

Ta có thể nghe thấy tiếng suối trong vắt, ngọt ngào như tiếng hát của cô thôn nữ miền quê từ nơi xa vọng tới. Suối là vẻ đẹp của chốn lâm tuyền. Tiếng suối được so sánh với tiếng hát – với cách so sánh đầy tinh tế này, ta như nghe thấy “tiếng đàn cầm” cuả Nguyễn Trãi ở Côn Sơn 600 năm về trước:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.

Hai hồn thơ trở nên thân thiết, gần gũi – 2 nhà thi sĩ, 2 nhà yêu nước. Tiếng suối trong trẻo ở Côn Sơn nay lại về đây hòa quyện với “tiếng hát xa” của Hồ Chí Minh tạo nên một bản nhạc rừng khuya Việt Bắc lung linh, du dương bất tận.

Cảnh vật không chỉ có tiếng suối trong trẻo, mà còn có ánh trăng sáng, thơ mộng, quyến rũ hồn người:

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Ánh trăng bao phủ cả mặt đất, trùm lên cây cổ thụ, len lỏi qua từng cành cây, kẽ lá, quấn quít với bóng cây rồi in xuống mặt đất đẫm sương tạo nên muôn vàn đóa hoa lung linh, huyền ảo. Cảnh vật có xa có gần. Xa là tiếng suối róc rách, trong trẻo, gần là bóng trăng, bóng hoa, bóng cây huyền ảo, lung linh. Điệp ngữ “lồng” và bức tranh hữu tình, thơ mộng, đầy sức sống khiến bức tranh tuy chỉ có 2 gam màu sáng tối nhưng đầy ấm áp, trong trẻo, nhiều tầng lớp, dẫn hồn người vào cõi mơ màng.

Trước vẻ đẹp nao lòng của thiên nhiên, khiến người có tâm hồn yêu thiên nhiên như bác không thể làm ngơ được:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Cái hồn của cảnh vật đã chạm đến tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm của người. Người làm sao ngủ được trước đêm trăng sáng và trước tiếng nhạc rừng khuya du dương của đêm nay.

Và trước cái đẹp của bức tranh cảnh vật, bác không chỉ xúc động, thao thức vì khung cảnh thiên nhiên mà còn:

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ cuối, điệp từ “chưa ngủ” đặt ở đầu câu như bản lề mở toang cho ta thấy lí do Bác chưa ngủ thật cao cả, vĩ đại. Nước nhà đang bị giặc xâm lược, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cảnh đẹp như gấm lụa này không thể vào tay của bọn giặc ngoại xâm. Bác không ngủ không hẳn chỉ vì thiên nhiên quá ư là thơ mộng, lãng mạn mà còn băn khoăn, lo lắng cho vận mệnh của nước nhà… Tình cảm đẹp đẽ ấy là điều tâm niệm luôn thường trực trong con người Bác. Bác luôn lo cho nước, cho dân. Tình yêu nước của Bác làm cho vẻ đẹp thiên nhiên thêm sâu sắc và sự sâu sắc của thiên nhiên làm tôn lên sự sâu sắc của tình yêu đất nước trong tâm hồn người – chủ tịch hồ Chí Minh vĩ đại.

“Cảnh khuya” – một bài thơ hay, một hồn thơ đẹp. Hồn của bài thơ được tình yêu thiên nhiên hào quyện cùng tình yêu nước thiết tha, vĩ đại của Người.