Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 0
Điểm SP 13

Người theo dõi (1)

Lê thị minh nga

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

A C B H I K E M

a.Xét ΔABE và ΔHBE có:

AB=BH (gt)

∠ABE=∠HBE ( vì BE là phân giác ∠B )

BE chung

⇒ ΔABE=ΔHBE ( c-g-c )

⇒ ∠BAH=∠BHE=90o ( 2 góc tương ứng )

Mà ∠BHE và ∠EHC là 2 góc kề bù ⇒ ∠BHE + ∠EHC = 180o

hay 90o + ∠EHC = 180o

⇒ ∠EHC = 90o

⇒ ∠BHE = ∠EHC = 90o

hay EH ⊥ BC

b. Gọi giao điểm của BE và AH là I và I ∈ BE

Xét ΔBAI và ΔBHI có:

BA=BH (gt)

∠ABE=∠HBE ( vì BE là phân giác ∠B )

BI chung

⇒ ΔBAE = ΔBHE ( c-g-c )

⇒ IA=IH ( 2 cạnh tương ứng ) (1)

⇒ ∠BIA = ∠BIH ( 2 góc tương ứng )

Mà ∠BIA và ∠BIH là 2 góc kề bù ⇒ ∠BIA + ∠BIH = 180o

∠BIA = ∠BIH = 180o : 2 = 90o

hay BI ⊥ AH (2)

⇒ BE là đường trung trực của AH

c. Xét ΔAKE ( vuông tại A ) và ΔHCE ( vuông tại H ) có:

EA=EH ( vì ΔBAE=ΔBHE )

∠AEK=∠HEC ( 2 góc đối đỉnh )

⇒ΔAKE=ΔHCE ( cgv- góc nhọn kề với cạnh ấy )

⇒ AK=HC ( 2 cạnh tương ứng )

Mà BA=BH (gt)

⇒ BA + AK = BH + HC

hay BK=BC

Xét ΔBKE và Δ BCE có:

BK=BC (cmt)

∠KBE=∠CBE (vì BE là phân giác ∠B )

BE chung

⇒ ΔBKE=ΔBCE (c-g-c)

⇒ EK=EC ( 2 cạnh tương ứng )

d. Ta có: BK=BC (cmt) ⇒Δ BKC cân tại B

⇒ ∠BCK= (180o-∠B):2

BA=BH (gt) ⇒ ΔBAH cân tại B

⇒ ∠BHA =(180o-∠B):2

⇒ ∠BCK= ∠BHA

Mà ∠BCK và ∠BHA là 2 góc ở vị trí đồng vị

⇒ AH//KC (dhnb 2 đt //)

e. Ta có : BE là tia phân giác ∠B ( đề bài ) (*)

Xét ΔKBM và ΔCBM có:

BM chung

BK=BC ( cmt )

MK = MC ( vì M là trung điểm của KC )

⇒ ΔKBM =ΔCBM ( c-c-c )

⇒ ∠ KBM = ∠CBM ( 2 góc tương ứng ) ( ! )

Ta có : K ∈ AB

C ∈ BH

M ∈ KC

⇒ BM nằm giữa 2 tia BK và BC ( !! )

Từ (!) và (!!) ⇒ BM là tia phân giác góc B(**)

Từ (*) và (**) ⇒ B,E,M thẳng hàng

Câu trả lời:

Bất cứ một người dân nào sống và làm việc tại các thành phố lớn ở nước ta, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều bức xúc trước vấn đề ùn tắc giao thông. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập đến một số nguyên nhân hiện tại gây nên ùn tắc để góp tiếng nói cải thiện tình hình giao thông.

Đã có nhiều ý kiến về việc giải quyết vấn đề này dưới các góc độ khác nhau. Nhưng việc đề cập đến nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông chưa được triệt để và hầu hết đều đổ tội cho chiếc xe máy. Tuy vậy, xét cho cùng thì tự chiếc xe đâu có tự chạy được mà do chính những người điều khiển và rộng hơn là những nhà quản lý và hoạch định giao thông.

Do đó có thể dễ dàng nhận thấy.

Nguyên nhân số một là ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông (cả phương tiện có động cơ và thô sơ).

Hầu như đa số người điều khiển phương tiện có động cơ đều đã học các lớp về Luật Giao thông đường bộ, được cấp giấy phép lái xe, nhưng học xong hình như “quên” mất việc chấp hành. Tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay xảy ra hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở các nước đó khác với ta ở chỗ, khi có ùn tắc giao thông nhưng người điều khiển phương tiện vẫn chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông, không luồn lách, đi lên vỉa hè, rú còi inh ỏi, còn ở nước ta thì ngược lại mạnh ai nấy đi, “hở chỗ nào đi chỗ nấy”, không theo qui định nào cả.

Nguyên nhân thứ hai là việc phân luồng, phân làn xe chạy, điều phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt. Đa số đường phố ở nước ta đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều, có đường tuy đã qui định ô tô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép ô tô buýt được phép hoạt động hai chiều, mà ô tô buýt có loại đến 45 chỗ ngồi, bến đỗ qui định cho loại ô tô này lại đối diện nhau, gần nơi đường phố giao nhau,... gây ùn tắc giao thông.

Nguyên nhân thứ ba không kém phần quan trọng gây nên ùn tắc giao thông là việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của một số đông người bán lẻ, chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con trước cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiện giao thông,... Thậm chí, ô tô, mô tô của Công an phường cũng đỗ, dừng ngay dưới lòng đường.

Nguyên nhân thứ tư là việc mở các đường ngang ở các phố có dải phân cách mềm không hợp lý, chỗ quá dầy, chỗ thì quá thưa. Chính những vị trí này đã gây nên ùn tắc giao thông vì thường xuyên là chỗ để người điều khiển phương tiện đổi hướng đi, rẽ trái, hoặc quay đầu xe, đi ngược đường để sang đường được nhanh.

Nguyên nhân thứ năm là mức phạt tiền vi phạm Luật Giao thông vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường phố. Đặc biệt là CSGT không quan tâm xử phạt đối với người điều khiển phương tiện thô sơ, bán hàng rong vi phạm Luật Giao thông.

Nguyên nhân thứ sáu là chất lượng phương tiện tham gia giao thông. Thực tế cho thấy, có rất nhiều phương tiện có động cơ khi tham gia giao thông không có đầy đủ đèn chiếu sáng, đèn hiệu xin đường, đèn hiệu khi lùi, đèn phanh, gương chiếu hậu,... như qui định trong Luật Giao thông đường bộ.

Nguyên nhân cuối cùng là trên đường một chiều, một số người điều khiển phương tiện đi ngược chiều, hoặc xuống xe dắt, kéo bộ ngược chiều... không được CSGT hoặc người có trách nhiệm nhắc nhở, xử phạt. Đã là đường một chiều thì phải cấm đi ngược chiều đối với bất cứ hành vi nào, kể cả người đi bộ.

Câu trả lời:

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu

Ví dụ:
Thời thơ ấu là một quãng thời gian vô tư, vui vẻ và không lo nghĩ về cuộc sống. thời thơ ấu chúng ta sẽ rất vui khi được nhận một món quà, món quà đó có thể làm ta vui suốt cả ngày. Thời thơ ấu tôi được nhận một món quà, món quà mà tôi rất thích đó là một con búp bê.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về món quà được nhận thời thơ ấu
1. Tả món quà mà em được nhận thời thơ ấu: con búp bê

Con búp bê có mái tóc vàng óng Búp bê mặc một bộ váy màu tím Gương mặt búp bê rất xinh đẹp Búp bê có thể nhắm và mở mắt

2. Cảm xúc của em khi được nhận quà:

Em rất thích búo bê, khi nhận búp bê em rất hạnh phúc Em rất vui mừng và sung sướng Em ôm búp bê suốt

3. Cảm xúc bây giờ về búp bê

Dù người tặng em ở nơi xa nhưng em vẫn biết ơn người đó Em rất yêu quý con búp bê Em đã chăm sóc nó rất cẩn thận cho đến bay giờ Đây là món quà em hạnh phúc nhất khi được nhận

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về món quà được nhận thời thơ ấu
Ví dụ:
Em rất yêu thích món quà này. Em sẽ chăm sóc và bảo vệ nó thật cẩn thận.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “ Cảm nghĩ của em về một món quà mà em dã được nhận thời thơ ấu” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Câu trả lời:

A: Phần văn bản

1. Ca dao, dân ca
- thế nào là ca dao, dân ca?

-Ca dao dân ca chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

-Dân ca là những sáng tạc kết hợp lời và nhạc.

-Ca dao là lời thơ của dân ca.

- các chủ đề của ca dao dân ca?

Chủ đề thường là nói về tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội.

- nội dung nghệ thuật của các bài ca dao dân ca đã học?tìm các bài ca dao cùng chủ đề?

Nghệ thuật: so sánh, từ láy, điệp ngữ, ẩn dụ, câu điều kiện, thành ngữ, tương phản, nói dựa, nói nước đôi.
Các bài ca dao chủ đề:

+ Những câu hát than thân, châm biếm
+ Những câu hát nghĩa tình

- cảm nhận bài ca dao
Ca dao dân ca là sản phẩm tinh thần và trí tuệ của người bình dân. Có thể nói ở kho tàng ca dao nhiều lĩnh vực trong cuộc sống con người, đặc biệt là những tình cảm, những cảnh sinh hoạt thường nhật của người lao động được khắc hoạ một cách chân thực, sắc nét.

2.văn bản nhật dụng

-nội dung , nghệ thuật của văn bản nhật dụng đã học?

+ Cổng trường mở ra

NT: Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật ký của người mẹ đối với con.

ND: Thể hiện tấm lòng của người mẹ với con. Vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.
+ Cuộc chia tay của những con búp bê

NT: Từ ngữ miêu tả, biểu cảm, kể xuất sắc, đầy ý nghĩa nhân văn.
ND: Cuộc chia tay đầy nước mắt của anh em Thành Thủy. Nó cũng là một lời cảnh tỉnh với mỗi con người về việc giữ vững mái ấm của mình.

-viết đoạn văn có vai trò của nhà trường , của gia đình.

Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa,đạt độ chính xác cao và có định hướng.

3. các văn bản

-sông núi nước nam

NT: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm xúc. Lập luận chặt chẽ. Giọng điệu hùng hồn đanh thép.
ND: Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt ta. Nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc.
-phò giá về kinh

NT: Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hàm xúc. Lời thủ thỉ đầy tâm tình.
ND: Khẳng định chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta. Gợi sự thất bại của kẻ thù. Khát vọng. mong muốn hòa bình lâu dài. Lời nhắc nhỏ với chính bản thân cũng như nhân dân sau này phải cố gắng bảo vệ non sông đất nước.

-bánh trôi nước
NT: Quan hệ từ , thành ngữ, ẩn dụ
ND: Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vừa đẹp về thân thể lẫn tâm hồn nhưng cuộc đời long đong lận đận không thể tự quyết định cuộc đời mình.

-bạn đến chơi nhà

NT: Điệp từ
ND: Tình bạn sâu sắc, đầy ân ái

-qua đèo ngang

NT: thể thơ đường luật điêu luyện, phép nối hiệu quả, bút pháp tả cảnh ngụ tình.
ND: Cảnh đèo ngang hoang sơ vắng lặng. Nỗi buồn, nhớ cô đơn của tác giả.

-cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

NT:Giọng điệu trầm lắng, suy tư, từ ngữ giản dị mà tinh tế, phép đối
ND: Thể hiện tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương của tác giả Lí Bạch.

-ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

NT: tiểu đối,giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi
ND: Tình yêu quê hương sâu nặng và đằm thắm.

- cảnh khuya

NT: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt sáng tạo, hình ảnh gần gũi, thân thuộc. Các BPTT so sánh,điệp từ

ND: Cảnh đẹp đêm trăng nơi núi rừng VB. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước sâu lặng.

-rằm tháng giêng

NT:Bút pháp cổ điển+ hiện đại. BPTT điệp ngữ.
ND: Khung cảnh tươi đẹp nơi núi rừng VB.
tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước sâu lặng của Bác

-tiếng gà trưa

NT: tự sự chữ tình cới thể thơ ngũ ngôn biến thể...
ND: Tình cảm bà cháu gắn bó. Tình yêu nước, gia đình của người chiến sĩ.

Mình chỉ giúp được đến đây thôi! Xin lỗi bạn nha!