Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Câu 1:

Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới vì:

- Liên Xô thực hiện các kế hoạch dài hạn (kế hoạch 5 năm, 7 năm)

- Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong đó, tập trung vào ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu to lớn:

- Về công nghiệp: chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), sản xuất bình quân hàng năm tăng 9,6%.

- Về khoa học - kĩ thuật: Liên Xô đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân taọ lên khoảng không vũ trụ.

- Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga- rin bay vòng quanh trái đất; dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ

- Về đối ngoại: Chính phủ Liên Xô thời kì này luôn thực hiện chính sách hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Do đó Liên Xô trở thành chỗ dựa của của hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. Địa vị của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế.

Câu 2:

- Đầu thế kỉ XIX, một số nước ở Mĩ Latinh như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la,... đã giành được độc lập. Nhưng sau đó lại bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của Mĩ.

- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ.

+ Mở đầu bằng Cách mạng Cu-ba năm 1959.

+ Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy”.

+ Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa...

=> Kết quả: chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ.

- Từ những nước thuộc địa và tình trạng chậm phát triển đi lên, các nước Mĩ La-tinh đã thử nghiệm tất cả các mô hình kinh tế như chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lựợc “Tự do đổi mới” với nội dung công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, giảm vai trò nhà nước, tăng vai trò tư nhân, hoặc mô hình xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội như Cuba. Một sổ nước đã đạt trình độ phát triển khá cao như Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Bra-xin.

- Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được một số thành tựu về kinh tế, xã hội. Nhưng từ đầu những năm 90 của thế ki XX, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp khó khăn, căng thẳng, do Mĩ tăng cường chống lại phong trào cách mạng ở Grê-na-đa, Pa-na-ma uy hiếp và đe dọa cách mạng Ni-ca-ra-goa, tìm mọi cách phá hoại chế độ XHCN ở Cu Ba.

Câu 4:

- Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển.

- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông — lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)...

Câu 5:

Tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng như sau:

- Xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.

- Sự tan rã cùa trật tự hai cực l-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.

- Từ sau "Chiến tranh lạnh" và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Tuy hoà bình được củng cố nhưng từ đầu những năm 90 của thế ki XX, nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (Liên bang Nam Tư cũ, Châu Phi và một số nước Trung Á).

=> Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.

Vì sao nói xu thế phát triển ngày nay vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới ?

- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.

Câu 6:

* Thành tựu:

+ Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.

+ Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.

+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều ...

+ Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime

+ Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.

+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.

+ Chinh phục vũ trụ.

* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.

* Hạn chế:

+ Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ…)

+ Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.

Câu 7 :

a/Mục đích: Để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khôi phục địa vị của Pháp trong thế giới tư bản, chính quyền Pháp đẩy mạnh bóc lột trong nước, tiến hành cuộc khai thác lần 2 ở Đông Dương - chủ yếu là Việt Nam .

b/Nội dung chương trình khai thác: Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế với quy mô lớn, tốc độ nhanh (Số vốn đầu tư lên đến 4 tỉ Phơ - răng (trong vòng 6 năm từ 1924 - 1929)

* Trong nông nghiệp: Số vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là lập các đồn điền cao su, diện tích cao su tăng, nhiều công ty cao su mới ra đời .

* Trong công nghiệp: Tư bản Pháp coi trọng khai thác mỏ, trước hết là mỏ than , ngoài than còn có thiếc, kẽm, sắt….bên cạnh đó Pháp còn mở một số ngành công nghiệp chế biến : dệt, rươu, muối, xay xát……

* Thương nghiệp : Thực dân Pháp thực hiện chính sách độc chiếm thị trường. Ngoại thương có bước phát triển mới, nội thương được đẩy mạnh. Chính sách mậu dịch được thiết chặt, thuế khóa nặng nề.

* Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông được phát triển, các đô thi được mở rộng, dân cư đông hơn

* Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương . Pháp thi hành biện pháp tăng thuế . Kết quả :Ngân sách Đông Dương1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

Hậu quả của các chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế của Pháp lần thứ 2 ở Việt nam:

* Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.