Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Bài viết số 6 - Văn lớp 10

Câu hỏi:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều khiến tôi hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.

Xử sự tàn ác với người khác thì không có gì là mới, nhưng với sự giúp đỡ của công nghệ, của thế giới ảo, sự sỉ nhục ấy được khuếch đại và còn lưu lại mãi mãi.

Nếu như sự xấu hổ ở thế giới thực chỉ trong phạm vi gia đình, làng xóm, trường học hay cộng đồng xung quanh, thì ở thế giới ảo, hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ.

Trong 2 thập kỷ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo.

Những trang lá cải, paparazzi, những chương trình truyền hình thực tế, chính trị, các hãng tin và đôi khi là hacker, tất cả đều đang gieo hạt xấu hổ.”

(Trích bài thuyết trình của Monica Lewinsky)

Câu 1. Xác định nội dung và chủ đề của đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/chị, vì sao tỉ lệ tự tử vì bị sỉ nhụ trên mạng nhiều hơn so với bị ức hiếp trực tiếp?

Câu 3. “Hạt giống của sự xấu hổ” mà Monica Lewinsky nói đến là gì? Làm thế nào để có thể ngăn chặn những hạt giống đó?

Câu 4. Trong câu: “ở thế giới ảo, hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ.” được sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Chủ đề:

Bài viết số 6 - Văn lớp 10

Câu hỏi:

Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”

(Trích Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford, 2005)

Câu 1. Steve Jobs nhìn nhận cái chết như thế nào (lưu ý: nhận xét chứ không trích lại lời văn)? Việc nhắc đến cái chết là để nhấn mạnh điều gì?

Câu 2. Theo anh/chị, nếu “để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn” thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Câu 3. Trong câu: “Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống” sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 4. Chỉ ra các phép liên kết và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Chủ đề:

Bài viết số 4 - Văn lớp 10

Câu hỏi:

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

NƠI DỰA

“Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.”

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1. Trong bài thơ, tác giả quan niệm thế nào về nơi dựa? Anh/chị có đồng tình với quan niệm đó không, vì sao?

Câu 2. Theo anh/chị, đôi mắt “có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết” là đôi mắt như thế nào? Điều đó cho ta biết điều gì về người chiến sĩ trong bài thơ?

Câu 3. Liệt kê những từ láy được sử dụng trong bài thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng những từ láy đó.

Câu 4. Bài thơ được chia thành 2 phần, với hai bối cảnh tưởng như không hề liên quan đến nhau, nhưng thực ra có liên kết chặt chẽ. Theo anh/chị, sự liên kết đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?