Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 7
Điểm GP 3
Điểm SP 7

Người theo dõi (1)

vũ thu vân

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Câu 1:Những thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Bắc Kỳ lần 1 (1875) và lần 2 ( 1882) của thực dân Pháp:

-21/12/1873, chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất giết chết tướng giặc Gác-ni-ê.

-19/5/1883, chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai giết chết tướng giặc Ri-vi-e .

Câu 2:*Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

-Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn đất nước thoát khỏi cảnh lầm than.

-Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, phong trào cách mạng nổ ra không đi đến thắng lợi ➝ Bế tắc trong con đường giải phóng dân tộc.

-Người không tán thành con đường cứu nước của các bậc tiền bối( Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu).

⇒Ngày 5/6/1911, Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.

*Điểm mới trong hướng đi của Người so với những nhà yêu nước chống Pháp thời đó:

-Người đi về phương Tây, sang các nước tư bản và nhiều nước thuộc địa trên thế giới để tìm hiểu, lao động, nghiên cứu từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc( các bậc tiền bối hướng về phương Đông với tư tưởng cầu viện).

-Những hoạt động của Người từ 1911-1918 là điều kiện quan trọng đặt cơ sở để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Câu trả lời:

Bốn câu thơ cuối bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu đã khắc họa rõ nét tâm trạng của người tù cách mạng. Mùa hè tươi đẹp đầy sức sống tràn ngập ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh hiện ra trong tâm tưởng như lời mời gọi tha thiết với thế giới tự do khoáng đạt làm cho người tù càng cảm nhận rõ sự tù túng, ngột ngạt của bốn bức tường giam và càng khao khát tự do mạnh mẽ:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”.

Ôi, niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! Niềm khao khát ấy thể hiện qua ý nghĩ táo bạo, ước muốn hành động mạnh mẽ: muốn đạp tan phòng, phá tan tù ngục để thoát ra ngoài cuộc sống tự do. Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay? Vì thế anh càng cảm thấy ngột ngạt uất ức:

“Ngột làm sao chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.

Với cách sử dụng câu thơ với nhịp ngắt bất thường cùng những động từ mạnh, tính từ miêu tả trạng thái và các từ ngữ cảm thán có sức gợi tả lớn, tâm trạng người tù đã được khắc họa rõ nét. Người tù khao khát ước muốn thoát ra thế giới bên ngoài một cách mãnh liệt. Nhất là khi tiếng tu hú ngoài kia vẫn cứ thôi thúc, giục giã:

“Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

Nếu như tiếng chim tu hú ở khổ đầu bài thơ là tiếng gọi thiết tha của thế giới thiên nhiên mùa hè đầy sức sống, khơi dậy trong lòng nhà thơ niềm yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết thì tiếng tu hú ở khổ cuối bài thơ lại gợi niềm chua xót đau khổ, thôi thúc hành động mạnh mẽ.Bằng việc sử dụng các biểu cảm trực tiếp với rất nhiều từ ngữ giàu sức gợi cảm,những câu cảm thán, tác giả đã thể hiện nổi bật tâm trạng ngột ngạt uất ức cùng niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù.

*Câu nghi vấn: Ôi, niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt!

*Câu cảm thán: Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay?

Câu trả lời:

Bốn câu thơ cuối bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu đã khắc họa rõ nét tâm trạng của người tù cách mạng. Bằng việc sử dụng các biểu cảm trực tiếp với rất nhiều từ ngữ giàu sức gợi cảm,những câu cảm thán, tác giả đã thể hiện nổi bật tâm trạng ngột ngạt uất ức cùng niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù. Mùa hè tươi đẹp đầy sức sống tràn ngập ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh hiện ra trong tâm tưởng như lời mời gọi tha thiết với thế giới tự do khoáng đạt làm cho người tù càng cảm nhận rõ sự tù túng, ngột ngạt của bốn bức tường giam và càng khao khát tự do mạnh mẽ: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. Ôi, niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! Niềm khao khát ấy thể hiện qua ý nghĩ táo bạo, ước muốn hành động mạnh mẽ: muốn đạp tan phòng, phá tan tù ngục để thoát ra ngoài cuộc sống tự do. Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay? Vì thế anh càng cảm thấy ngột ngạt uất ức: “Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. Với cách sử dụng câu thơ với nhịp ngắt bất thường cùng những động từ mạnh, tính từ miêu tả trạng thái và các từ ngữ cảm thán có sức gợi tả lớn, tâm trạng người tù đã được khắc họa rõ nét. Người tù khao khát ước muốn thoát ra thế giới bên ngoài một cách mãnh liệt. Nhất là khi tiếng tu hú ngoài kia vẫn cứ thôi thúc, giục giã: “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” Nếu như tiếng chim tu hú ở khổ đầu bài thơ là tiếng gọi thiết tha của thế giới thiên nhiên mùa hè đầy sức sống, khơi dậy trong lòng nhà thơ niềm yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết thì tiếng tu hú ở khổ cuối bài thơ lại gợi niềm chua xót đau khổ, thôi thúc hành động mạnh mẽ. *Câu nghi vấn: Ôi, niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! *Câu cảm thán: Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay?