Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đà Nẵng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 1
Điểm SP 11

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Tập làm văn lớp 8

Câu hỏi:

Nhắc đến “ chị Dậu” trong tác phẩm “ Tức nước vỡ bờ”, trích từ truyện ngắn “Tắt đèn” của nhà văn Nam Cao, người đọc lại nhớ đến hình ảnh một người phụ nữ với tình yêu thương chồng da diết. Nhà nghèo, chồng lại đau ốm; chị phải một mình vừa nuôi con, vừa là trụ cột kinh tế chính trong gia đình. Gặp mùa sưu thuế, vì không đủ tiền nộp sưu nên anh Dậu bị bắt ra đình hành hạ. Cảnh khốn khó về vật chất hòa trong nỗi đau về tinh thần ngày làm nặng gánh những lo âu trong lòng người phụ nữ tội nghiệp. Thế nhưng, giữa cảnh nghèo túng, khốn cùng ấy, chị Dậu vẫn chưa từng một lần nghĩ đến bản thân, đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng. Từ cử chỉ “ rón rén” trong từng bước chân nhẹ nhàng, cho đến lời nói dịu dàng, yêu thương, tất cả đều được nhà văn khắc họa tỉ mỉ nhằm tôn lên được vẻ đẹp tâm hồn trong trắng, hiền dịu, của chị. Thật đáng buồn làm sao một phận người bèo bọt! Để rồi, khi không thể nhẫn nhục thêm nữa, chị đã quyết định đứng lên, chống trả lại ách đô hộ tàn bạo của xã hội phong kiến đương thời. Dường như, sự phản kháng mãnh liệt đó của chị xuất phát từ nỗi uất ức,hay sâu xa hơn nữa chính là tình yêu bình dị, lặng lẽ nhưng lại thật đẹp và đáng quý của chị dành cho chồng. Có thể nói, bằng bút phát nghệ thuật miêu tả chân thực, sống động,tác giả đã tô đậm thêm tình cảnh khốn cùng của người nông dân trước CMT8. Qua đó, càng ngợi ca nhân cách sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam trong cảnh khốn khó, bần cùng.

Mấy bạn đọc qua và góp ý giùm với ạ!

Chủ đề:

Tập làm văn lớp 8

Câu hỏi:

bạn nào đọc và góp ý cho mình về đoạn văn cảm nhận về lòng thương con của lão Hạc này với!

Nhắc đến Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, người đọc lại nhớ đến hình ảnh một người cha già với tình yêu thương con vô bờ bến. Vợ lão chết sớm,lão một mình nuôi con. Khi con đến tuổi trưởng thành, vì nhà nghèo nên làm lỡ duyên con, lão vô cùng ân hận và cảm thấy mình có lỗi. Nỗi mặc cảm ấy cứ quanh quẩn trong lão, dày vò lão. Không chỉ thế, đoạn hội thoại của lão Hạc và ông giáo xoay quanh chuyện bán cậu Vàng-kỷ vật duy nhất của người con, cũng phần nào giúp ta thấm thía hơn tấm lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Bởi lẽ, cậu Vàng chính là người bạn tâm giao, là sợi dây vô hình liên kết hai cha con lão suốt bấy lâu nay. Nay gặp cảnh túng cùng, ông dù thương cậu nhưng vẫn quyết định bán để giữ gìn mảnh vườn cho đứa con trai đang ở nơi xa biền biệt. Thật xót xa thay cho một số phận của con người đôn hậu, hiền lành. Để rồi, khi lâm vào bước đường khốn cùng nhất, lão đã quyết định chọn cái chết. Cái chết đến, đối với lão không chỉ là một sự giải thoát, mà đó còn là minh chứng cho tình yêu thương cao cả nhưng cũng thật thầm lặng dành cho đứa con trai. Có thể nói, bằng bút pháp nghệ thuật trữ tình đan xen triết lí sâu sắc, Nam Cao đã xuất sắc phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc cũng như tô đậm thêm vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của người nông dân trong cảnh khốn cùng nhất.