Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Vĩnh Long , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 3

Người theo dõi (1)

Thế Phong

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

*những tình huống có thể xảy ra mâu thuẫn:

- Vì từ lý do nhỏ nhất. Có thể chỉ giận nhau vì những chiếc bánh, cái kẹo mà không nhường nhịn nhau. Hoặc có thể chỉ đùa giỡn nhau một chút cũng có thể xãy ra mâu thuẫn.

-Có thể là những lỗi lầm không thể tha thứ. Khi lỡ làm hư hỏng một món đồ nào đó quý giá của đối phương, xen vào đời sống riêng tư của họ, bắt họ làm theo ý mình,...

-Cũng có thể chỉ vì quá mức tức giận. Có thể cả hai đều sai nhưng không chịu tìm cách giải quyết đúng vấn đề mà cứ đổ lỗi qua lại cho nhau. Chẳng hạn như bạn A mất một món đồ nào đó nhưng nghi ngờ người bạn thân của mình đã lấy cắp nhưng không đàm phán một cách nhẹ nhàng mà hai người lại giải quyết bằng bạo lực. Cả hai đều không thể kiềm chế bản thân dẫn mối quan hệ đi vào bế tắc

-Tính cách, nhu cầu, mục đích, hướng giải quyết trong học tập của hai người khác nhau

-Họ quá tự luyến về bản thân khiến đối phương cảm thấy không hài lòng

-Luôn luôn nghĩ về lợi ích của bản thân mà không nghĩ tới đối phương

-Có người thứ ba chen vào và phá vỡ tình bạn bằng cách đặt chuyện

*Hướng giải quyết:

-Điều đầu tiên cần giải quyết là bạn phải xác định được việc xãy ra mâu thuẫn có thiệt hay không? Ai đúng và ai sai?

-Thảo luận là một phương pháp nhanh nhất giải quyết xung đột, hãy để những người trong cuộc nói về những suy nghĩ của mình, nếu bạn là người cầm trịch thì hãy cố gắng hiểu họ một cách thật khách quan

-Cố gắng kìm chế cơn giận

-Lắng nghe trước khi nói. Dù bạn đã bắt đúng bệnh, nhân vật chính của cuộc tranh cãi nhưng cũng đừng vội vàng kết luận hay cố gắng tìm cách giải quyết mà trước tiên bạn hãy lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của những người trong cuộc

-Đưa ra nhiều lựa chọn. Khi đã có những mâu thuẫn nghĩa là do các bên không đồng nhất về quan điểm, vấn đề nào đó. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề này bạn không thể chỉ đưa ra một lựa chọn duy nhất và bắt các bên phải làm theo mà hãy đưa nhiều lựa chọn để họ có thể thảo luận và cùng chọn ra phương án tốt nhất

-Kỹ năng giải quyết xung đột tốt nhất là bạn hãy đặt mình vào vị trí của người trọng tài, phân xử công minh, không thiên vị, bênh vực bên nào.

-Khi đã biết được nguyên nhân chính của vấn đề và hiểu rõ suy nghĩ của cuộc xung đột, bạn hãy cẩn thận nhận định lại vấn đề để chắc chắn mọi thứ bạn biết đều đúng sự thật, bạn không bị bên nào che mắt

-Bạn cần phải biết rằng, khi một vấn đề căng thẳng dẫn đến xung đột nghĩa là khi đó cái tôi cá nhân của những người trong cuộc đều lớn, họ không muốn nhượng nhịn nhau. Vì thế, nếu lúc này bạn cũng đề cao cái tôi cá nhân chắc chắn bạn sẽ nhận được thất bại thảm hại.

-Giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có liên quan. Làm cho những người xung quanh phải hiểu đúng vấn đề mà mình đưa ra