Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thừa Thiên Huế , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 0
Điểm SP 7

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

Lý Thiên Bảo (chữ Hán:李天寶; 499?-555) vua nước Dã Năng (tồn tại phía tây với nhà Tiền Lý) trong lịch sử Việt Nam. Ông tham gia cuộc chiến chống quân Lương giữ nước Vạn Xuân và cát cứ ở Dã Năng thời Triệu Việt Vương.

Đào Lang vương

Lý Thiên Bảo là anh trai của vua Lý Nam Đế. Năm 546, Lý Nam Đế phản công quân Lương ở hồ Điển Triệt bị Trần Bá Tiên đánh bại. Lý Nam Đế rút về động Khuất Lạo. Lý Thiên Bảo và viên tướng cùng họ là Lý Phật Tử mang 3 vạn quân vào đánh Đức châu (Nghệ An), giết chết thứ sử nhà Lương là Trần Văn Giới.

Trần Bá Tiên mang quân vào đuổi theo đánh, Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử thua trận, bèn thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao. Thấy động Dã Năng[2] ở đầu nguồn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu là Dã Năng.

Lý Nam Đế mất ở Khuất Lạo trao lại binh quyền cho tướng Triệu Quang Phục. Trong khi Triệu Quang Phục cầm binh chống Trần Bá Tiên, Lý Thiên Bảo cố thủ ở Dã Năng thuộc Ai Lao. Năm 550, ông được nhân dân trong vùng tôn làm chúa, tự xưng là Đào Lang Vương (桃郎王).

Năm 555, Đào Lang Vương mất ở động Dã Năng không có con nối. Mọi người bèn suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.

Lý Thiên Bảo làm chúa Dã Năng được 6 năm. Ông được phụ chép trong Kỷ Triệu Việt vương trong Đại Việt sử ký toàn thư. Sau này Lý Phật Tử trở về Vạn Xuân giành ngôi của Triệu Việt Vương.

Câu trả lời:

a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

Lên làm vua. Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.

Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương... Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.

Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.

Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về cổ Loa Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi và từ Hạ Nội lui về giữ Cẩm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương - Hà Tây) Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.

b) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân

Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.

Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến. Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).

Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân lánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603, nhà Tuỳ đem quân xâm lược. Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

c) Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.

d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10 — 938. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Cống Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.

Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả lua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc bị tiêu diệt.

Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII viết : “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.

Quân 13 nhử địch vâo trận địa 4 4 Bãi cọc ngắm Địch tiến quân A A (giả định) Địch tháo chạy.

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.



Câu trả lời:

Chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, các triều đại Việt Nam cũng đặt niên hiệu (chữ Hán: 年號) khi các vua xưng hoàng đế.

Dưới đây là bảng kê các niên hiệu của vua Việt Nam qua các đời.

Niên hiệu các triều vua, chúa Việt Nam Niên hiệu Chữ Hán Dương lịch Hoàng đế nhà Tiền Lý nhà Đinh nhà Tiền Lê nhà Lý nhà Trần nhà Hồ nhà Hậu Trần nhà Lê sơn hà Mạc nhà Lê trung hưng nhà Tây Sơn nhà Nguyễn
Thiên Đức
(hay Đại Đức)
天德
(hay 大德)
544–548 Lý Nam Đế
Thái Bình 太平 970–980 Đinh Tiên Hoàng
Đinh Phế Đế
Thiên Phúc 天福 980–988 Lê Đại Hành
Hưng Thống 興統 989–993
Ứng Thiên 應天 994–1007 Lê Đại Hành
Lê Trung Tông
Lê Ngọa Triều
Cảnh Thụy 景瑞 1008–1009 Lê Ngọa Triều
Thuận Thiên 順天 1010–1028 Lý Thái Tổ
Thiên Thành 天成 1028–1034 Lý Thái Tông
Thông Thụy 通瑞 1034–1039
Càn Phù Hữu Đạo 乾符有道 1039–1042
Minh Đạo 明道 1042–1044
Thiên Cảm Thánh Vũ 天感聖武 1044–1049
Sùng Hưng Đại Bảo 崇興大寶 1049–1054
Long Thụy Thái Bình 龍瑞太平 1054–1058 Lý Thánh Tông
Chương Thánh Gia Khánh 彰聖嘉慶 1059–1065
Long Chương Thiên Tự 龍彰天嗣 1066–1068
Thiên Huống Bảo Tượng 天貺寶象 1068–1069
Thần Vũ 神武 1069–1072
Thái Ninh 太寧 1072–1076 Lý Nhân Tông
Anh Vũ Chiêu Thắng 英武昭勝 1076–1084
Quảng Hựu 廣祐 1085–1092
Hội Phong 會豐 1092–1100
Long Phù 龍符 1101–1109
Hội Tường Đại Khánh 會祥大慶 1110–1119
Thiên Phù Duệ Vũ 天符睿武 1120–1126
Thiên Phù Khánh Thọ 天符慶壽 1127–1127
Thiên Thuận 天順 1128–1132 Lý Thần Tông
Thiên Chương Bảo Tự 天彰寶嗣 1133–1138
Thiệu Minh 紹明 1138–1140 Lý Anh Tông
Đại Định 大定 1140–1162
Chính Long Bảo Ứng 政龍寶應 1163–1174
Thiên Cảm Chí Bảo 天感至寶 1174–1175
Trinh Phù 貞符 1176–1186 Lý Cao Tông
Thiên Tư Gia Thụy 天資嘉瑞 1186–1202
Thiên Gia Bảo Hựu 天嘉寶祐 1202–1205
Trị Bình Long Ứng 治平龍應 1205–1210
Kiến Gia 建嘉 1211–1224 Lý Huệ Tông
Càn Ninh[2] 乾寧 1211–1216 Lý Nguyên vương
Thiên Chương Hữu Đạo 天彰有道 1224–1225 Lý Chiêu Hoàng
Kiến Trung 建中 1225–1232 Trần Thái Tông
Thiên Ứng Chính Bình 天應政平 1232–1251
Nguyên Phong 元豐 1251–1258
Thiệu Long 紹隆 1258–1272 Trần Thánh Tông
Bảo Phù 寶符 1273–1278
Thiệu Bảo 紹寶 1279–1285 Trần Nhân Tông
Trùng Hưng 重興 1285–1293
Hưng Long 興隆 1293–1314 Trần Anh Tông
Đại Khánh 大慶 1314–1323 Trần Minh Tông
Khai Thái 開泰 1324–1329
Khai Hựu 開祐 1329–1341 Trần Hiến Tông
Thiệu Phong 紹豐 1341–1357 Trần Dụ Tông
Đại Trị 大治 1358–1369
Đại Định 大定 1369–1370 Dương Nhật Lễ
Thiệu Khánh 紹慶 1370–1372 Trần Nghệ Tông
Long Khánh 隆慶 1372–1377 Trần Duệ Tông
Xương Phù 昌符 1377–1388 Trần Phế Đế
Quang Thái 光泰 1388–1389 Trần Thuận Tông
Kiến Tân 建新 1398–1400 Trần Thiếu Đế
Thánh Nguyên 聖元 1400–1400 Hồ Quý Ly
Thiệu Thành 紹成 1401–1402 Hồ Hán Thương
Khai Đại 開大 1403–1407
Hưng Khánh 興慶 1407–1408 Giản Định Đế
Trùng Quang 重光 1409–1413 Trần Quý Khoáng
Thiên Khánh 天慶 1426–1427 Trần Cảo
Thuận Thiên 順天 1428–1433 Lê Thái Tổ
Thiệu Bình 紹平 1434–1439 Lê Thái Tông
Đại Bảo
(hay Thái Bảo)
大寶
(hay 太寶)
1440–1442
Đại Hòa
(hay Thái Hòa)
大和
(hay 太和)
1443–1453 Lê Nhân Tông
Diên Ninh 延寧 1454–1459
Thiên Hưng 天興 1459–1460 Lê Nghi Dân
Quang Thuận 光順 1460–1469 Lê Thánh Tông
Hồng Đức 洪德 1470–1497
Cảnh Thống 景統 1498–1504 Lê Hiến Tông
Thái Trinh 太貞 1504–1504 Lê Túc Tông
Đoan Khánh 端慶 1505–1509 Lê Uy Mục
Hồng Thuận 洪順 1509–1516 Lê Tương Dực
Quang Thiệu 光紹 1516–1522 Lê Chiêu Tông
Thống Nguyên 統元 1522–1527 Lê Cung Hoàng
Minh Đức 明德 1527–1529 Mạc Thái Tổ
Đại Chính 大正 1530–1540 Mạc Thái Tông
Quảng Hòa 廣和 1540–1546 Mạc Hiến Tông
Vĩnh Định 永定 1547–1547 Mạc Tuyên Tông
Cảnh Lịch 景曆 1548–1553
Quang Bảo 光寶 1554–1561
Thuần Phúc 淳福 1562–1565 Mạc Mậu Hợp
Sùng Khang 崇康 1566–1577
Diên Thành 延成 1578–1585
Đoan Thái 端泰 1586–1587
Hưng Trị 興治 1588–1590
Hồng Ninh 洪寧 1591–1592
Vũ An 武安 1592–1593 Mạc Toàn
Bảo Định 寶定 1592–1592 Mạc Kính Chỉ
Khang Hựu 康祐 1593–1593
Càn Thống 乾統 1593–1625 Mạc Kính Cung
Long Thái 隆泰 1623–1638 Mạc Kính Khoan
Thuận Đức 順德 1638–1677 Mạc Kính Vũ
Nguyên Hòa 元和 1533–1548 Lê Trang Tông
Thuận Bình 順平 1548–1556 Lê Trung Tông
Thiên Hựu 天祐 1556–1557 Lê Anh Tông
Chính trị 正治 1558–1571
Hồng Phúc 洪福 1572–1573
Gia Thái 嘉泰 1573–1577 Lê Thế Tông
Quang Hưng 光興 1578–1599
Thận Đức 慎德 1600–1601 Lê Kính Tông
Hoằng Định 弘定 1601–1619
Vĩnh Tộ 永祚 1619–1629 Lê Thần Tông
(lần 1)
Đức Long 德隆 1629–1635
Dương Hòa 陽和 1635–1643
Phúc Thái 福泰 1643–1649 Lê Chân Tông
Khánh Đức 慶德 1649–1653 Lê Thần Tông
(lần 2)
Thịnh Đức 盛德 1653–1658
Vĩnh Thọ 永壽 1658–1662
Vạn Khánh 萬慶 1662–1662
Cảnh Trị 景治 1663–1671 Lê Huyền Tông
Dương Đức 陽德 1672–1674 Lê Gia Tông
Đức Nguyên 德元 1674–1675
Vĩnh Trị 永治 1676–1679 Lê Hy Tông
Chính Hòa 正和 1680–1705
Vĩnh Thịnh 永盛 1705–1720 Lê Dụ Tông
Bảo Thái 保泰 1720–1729
Vĩnh Khánh 永慶 1729–1732 Lê Duy Phường
Long Đức 龍德 1732–1735 Lê Thuần Tông
Vĩnh Hựu 永祐 1735–1740 Lê Ý Tông
Cảnh Hưng 景興 1740–1786 Lê Hiển Tông
Chiêu Thống 昭統 1786–1788 Lê Mẫn Đế
Thái Đức 泰德 1778–1793 Nguyễn Nhạc
Quang Trung 光中 1788–1792 Nguyễn Quang Bình
Cảnh Thịnh 景盛 1793–1801 Nguyễn Quang Toản
Bảo Hưng 寶興 1801–1802
Gia Long 嘉隆 1802–1819 Nguyễn Thế Tổ
Minh Mạng 明命 1820–1840 Nguyễn Thánh Tổ
Thiệu Trị 紹治 1841–1847 Nguyễn Hiến Tổ
Tự Đức 嗣德 1848–1883 Nguyễn Dực Tông
Nguyễn Cung Tông
Hiệp Hòa 協和 1883–1883 Nguyễn Phúc Hồng Dật
Kiến Phúc 建福 1883–1884 Nguyễn Giản Tông
Hàm Nghi 咸宜 1885–1888 Nguyễn Phúc Ưng Lịch
Đồng Khánh 同慶 1886–1888 Nguyễn Cảnh Tông
Thành Thái 成泰 1889–1907 Nguyễn Phúc Bửu Lân
Duy Tân 維新 1907–1916 Nguyễn Phúc Vĩnh San
Khải Định 啓定 1916–1925 Nguyễn Hoằng Tông
Bảo Đại 保大 1925–1945 Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
Thống kê Các triều đại phong kiến Việt Nam có tất cả 144 niên hiệu. Bảng trên đây chưa bao gồm những niên hiệu của các lực lượng nổi dậy nhanh chóng bị trấn áp và không thành lập được một triều đại, như niên hiệu Thiên Ứng của Trần Cảo thời Lê Sơ. Niên hiệu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là Thiên Đức của Lý Nam Đế Niên hiệu Thuận Thiên được cả hai ông vua đầu triều của nhà Lý (Lý Thái Tổ) và nhà Hậu Lê (Lê Thái Tổ) lấy làm tên cho những năm đầu trị vì của mình (hai lần, nhưng không liên tục và ở 2 triều đại khác nhau). Các giai đoạn lịch sử mà có tới 2 niên hiệu song song cùng tồn tại trên hai phần lãnh thổ nào đó của Việt Nam, là: giai đoạn 1533-1677 (phân tranh giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê) và 1778-1789 (chuyển tiếp giữa nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn). Các triều đại có nhiều niên hiệu nhất là: nhà Hậu Lê, với 43 niên hiệu nhưng chia làm 2 thời kỳ không liên tục là Lê sơ (14 niên hiệu) và Lê trung hưng (29 niên hiệu); nhà Lý, với 33 niên hiệu liên tục. Hai niên hiệu song song của cùng một triều đại: là thời loạn khi triều đình suy yếu, có những vị vua khác nhau do quyền thần dựng lên: Nhà Lý suy yếu: ngoài niên hiệu Kiến Gia của Lý Huệ Tông (1211-1224) còn có niên hiệu Càn Ninh của Lý Nguyên vương (1214-1216) do Trần Tự Khánh dựng lên. Thời gian có 2 niên hiệu đồng thời là 3 năm (1214-1216). Nhà Lê sơ suy yếu: Ngoài niên hiệu Quang Thiệu của Lê Chiêu Tông (1516-1525) còn niên hiệu Thống Nguyên của Lê Cung Hoàng (1522-1527) do Mạc Đăng Dungdựng lên. Thời gian có 2 niên hiệu đồng thời là 4 năm (1522-1525). Vị hoàng đế có nhiều niên hiệu nhất là Lý Nhân Tông, với 8 niên hiệu. Niên hiệu có thời gian lâu nhất là Cảnh Hưng (1740-1786) của vua Lê Hiển Tông: 47 năm. Ngoài ra niên hiệu này còn được chúa Nguyễn Ánh sử dụng trong các văn bản chính thức cho đến năm 1802, sau khi diệt nhà Tây Sơn lên ngôi hoàng đế mới đổi niên hiệu Gia Long. Niên hiệu nhiều chữ nhất là của các vua nhà Lý (có thể tới 4 chữ Hán). Tất cả các vị vua nhà Nguyễn, đều chỉ dùng một niên hiệu duy nhất trong suốt thời gian trị vì của mình. Các niên hiệu Việt Nam có sự tương đồng với các niên hiệu Trung Quốc trong cùng thời gian: Niên hiệu Thái Bình của nhà Đinh được dùng liên tục trong cả hai triều vua kế tiếp nhau là Đinh Tiên Hoàng (970-979) và Đinh Phế Đế (979-980); niên hiệu Ứng Thiêncủa Lê Đại Hành (994-1005) được Lê Ngọa Triều sử dụng trong 2 năm kế tiếp (1006-1007). Điều đó tương tự như việc kế tục niên hiệu vua trước của các vua Trung Quốcthời Ngũ đại Thập quốc: Hậu Tấn Xuất Đế (942-947) dùng niên hiệu Thiên Phúc của Hậu Tấn Cao Tổ (936-942); Hậu Hán Ẩn Đế (948-950) dùng tiếp niên hiệu Càn Hựucủa Hậu Hán Cao Tổ Lưu Tri Viễn (947-948); Hậu Chu Thế Tông (954-959) và Hậu Chu Cung Đế (959-960) dùng niên hiệu Hiển Đức của Hậu Chu Thái Tổ Quách Uy đặt từ năm 954. Nhà Lý có nhiều vua đặt niên hiệu dài 4 chữ (Thiên Ứng Chính Bình, Chính Long Bảo Ứng, Càn Phù Hữu Đạo, Thiên Chương Hữu Đạo...) - tương tự như nhiều niên hiệu của các vua nhà Tống (Thái Bình Hưng Quốc, Đại Trung Tường Phù, Kiến Trung Tĩnh Quốc...). Các vua cuối thời Hậu Lê và thời Nguyễn thường đặt duy nhất một niên hiệu (như Cảnh Hưng, Chiêu Thống, Gia Long, Minh Mạng...), tương tự như các vua nhà Thanh(Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh...). Vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam dùng hơn 1 niên hiệu là Nguyễn Quang Toản nhà Tây Sơn (Cảnh Thịnh và Bảo Hưng).

Câu trả lời:

1. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế. bỗng có tiếng súng “thần công” nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết.
Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá. Trước tình hình đó. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

2.Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỉ 19 do đại thần nhà Nguyễn Tôn Thất Thuyết nhân danh nghĩa của vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp. Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Chiếu Cần vương là lời kêu gọi kháng chiến chống thực dân Pháp bằng con đường vũ trang khởi nghĩa. Với lời kêu gọi này Phong trào Cần vương đã thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Trong tờ chiếu có những câu hào hùng như: “Trẫm vâng noi đại thống, nối tiếp cơ đồ lớn lao, nhưng vận nước gian truân, bọn giặc thôn tính, thế thậm lan dần, không thể tạm yên. Vì thế đã mật triệu các bề tôi vào viện Cơ Mật uống máu ăn thề, hẹn trước hết đánh phá tại kinh thành, sau đó đuổi giặc dài vào Gia Định….”. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1895.
Tác giả Nguyễn Thế Anh trong sách Kinh tế & xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn nêu các nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:
1. Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.
2. Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.
3. Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp.
4. Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương ra bên ngoài làm cạn nguồn khí giới của họ.

Câu trả lời:

+ Óc eo :

Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.

Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó tại trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai cùng Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.

Khai quật Tượng thần Visnu

Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã dùng không ảnh chụp miền Nam Việt Nam và phát hiện ra địa điểm này cùng với nhiều kênh đào và các thành phố cổ khác. Một trong những kênh đào này đã cắt tường thành của một khu vực rất rộng. Malleret thử tìm kiếm các cấu trúc này trên mặt đất và vào ngày 10 tháng 2 năm 1944, ông bắt đầu đào các hố khai quật. Malleret đã phát hiện được các di vật và nền móng các công trình chứng minh cho sự tồn tại của một địa điểm thương mại lớn mà các thư tịch của Trung Hoa đã từng miêu tả về vương quốc Phù Nam. Khu vực này rộng ước chừng 450 hecta.

Các kênh đào tách ra từ kênh đào chính tạo nên các hình chữ nhật đều đặn bên trong thành. Bên trong các khu vực hình chữ nhật này còn sót lại những dấu tích của các khu sản xuất đồ nữ trang, trong số các dấu tích tìm thấy các "hình khối" dùng để đúc kim loại cùng với các đồ nữ trang. Các khu sản xuất thủ công mỹ nghệ khác cũng được tìm thấy tại đây. Malleret cũng khẳng định những di vật văn hóa ở đây thuộc hai giai đoạn. Cũng có các móng nhà bằng gỗ và các móng nhà bằng gạch của các toà nhà rộng hơn. Các viên gạch được trang trí bằng các hình sư tử, rắn hổ mang, động vật một sừng và các động vật khác.

Làm muối

Sau cuộc khảo sát đầu tiên vào tháng 5 năm 2003 với những kết quả đáng ngạc nhiên, sẽ tiếp tục có một dự án khai quật mới về vấn đề "Sản xuất muối sớm ở Đông Nam Á" tại địa điểm Gò Ô Chùa.

Trên Gò Ô Chùa có chiều dài 450 m, rộng 150 m, cao 2–4 m đoàn khảo cổ phát hiện được vài mộ táng và nhiều lớp văn hóa của thiên niên kỷ I TCN. Trong khi khai quật những lớp phía dưới vài ngôi mộ các nhà khảo cổ phát hiện tầng đất có độ dày 1 m chứa hàng nghìn mảnh chạc gốm. Các di vật này nằm dày đặc và còn tiếp tục xuất lộ cho tới độ sâu 2,50 m dưới lớp đất canh tác hiện đại; có cảm tưởng dường như đây là một "bãi phế thải chạc". Ở Việt Nam, và ngay cả ở Đông Nam Á, cũng chưa có nơi nào đã tìm thấy loại gốm ba chạc nhọn nhiều đến như vậy. Thêm nữa, hình dạng của loại chạc gốm này tất cả đều kỳ lạ. Thế nhưng, ở châu Âu có nhiều khu vực cư trú vào thời kỳ 3000-2000 năm trước đây, người ta đã tạo ra những chạc gốm tương tự loại đã tìm thấy ở Gò Ô Chùa để dùng cho việc làm muối. Hầu như trên thế giới, vào thời cổ nghề sản xuất muối đều có những dụng cụ giống nhau - chạc gốm Gò Ô Chùa cũng là một trong những số đó. Qua nghiên cứu một số mẫu than tro do diêm dân để lại bằng phương pháp Định tuổi bằng đồng vị cacbon C-14, kết quả cho thấy làng cổ này đã tồn tại cách ngày nay khoảng 3000 đến 2000 năm. Địa điểm này là chỗ nấu muối cổ đầu tiên ở Việt Nam. Nhưng những câu hỏi thú vị xuất hiện là, tại sao nó lại nằm cách xa bờ biển ngày nay đến 150 km - đây là điều cần được làm sáng tỏ trong những năm sau. Để giải quyết một số vấn đề về cảnh quan ngày xưa, một cuộc điều tra địa mạo học được thực hiện vào tháng 3 - 4 năm 2004 xung quanh Gò Ô Chùa. Khu vực giữa Gò Ô Chùa đến bờ biển không cao hơn mực nước biển nhiều, chỉ vào khoảng vài mét. Trong thế Toàn Tân (Holocene) mực nước biển thay đổi nhiều: khoảng 20.000 năm trước mực nước biển thấp hơn ngày nay 120 m, thế nhưng ở thời điểm 5.000 năm trước, mực nước biển lại cao hơn đến 5 m so với ngày nay. Sau đó, nước biển dần thấp xuống tới mực nước như ngày nay. Vì thế có thể rằng 3.000 năm trước đã có một vịnh biển kéo dài đến gần Gò Ô Chùa. Để kiểm tra giả thuyết trên các nhà khảo cổ Việt - Đức đã nghiên cứu các lớp đất xung quanh địa điểm này để chứng minh tầng trầm tích biển có niên đại bằng với trung tâm nấu muối Gò Ô Chùa. Họ đã thực hiện 11 lỗ bằng một khoan tay có tổng độ sâu là 41 m và lấy 190 mẫu trầm tích để nghiên cứu tại Viện địa mạo học ở trường Đại học Bremen của Đức.

Bình gốm có vòi bằng đất nung, văn hóa Óc Eo. Thương mại

Nhiều loại đá quý, đá bán quý, kim loại cùng nhiều hàng hóa khác đến từ chính đô thị này chứng minh cho nền thương mại phát đạt của nó.

Nhiều loại tiền xu trong đó có tiền xu La Mã cũng được tìm thấy ở đây. Có tiền xu có hình Antoninus Pius và một bản sao của tiền xu Marcus Aurelius với một mặt để trống. Những đồng tiền La Mã cho thấy vị trí quốc tế của Óc Eo.

Phạm vi

Tên gọi Óc Eo ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực nhưng sau đó Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Các nghiên cứu khảo cổ sau này cho thấy không gian của văn hóa Óc Eo có thể vươn rộng ra Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền Chùa, Cạnh Đền, Mốp Văn... (Kiên Giang); Gò Tháp (Đồng Tháp).

Nhà địa lý Hy Lạp Claudius Ptolemaeus đã sang phương Đông hồi đầu kỷ nguyên Tây lịch bằng đường thủy, đã tả một nơi mà ông gọi là Kattigara mà đa số người trong giới học giả đoán là Óc Eo nhưng R.A. Stein lại đối chiếu lời văn miêu tả với khung cảnh Bình Trị Thiên và thấy rằng Kattigara phù hợp với Bình Trị Thiên mà không phù hợp với Óc Eo (Tạp chí Hán học, Bắc Kinh, 1947).

Sụp đổ Sọ người với khuyên tai hình hai đầu thú cách nay khoảng 2.000 năm được tìm thấy tại Cần Giờ.

Trong suốt thế kỷ VI và thế kỷ VII, các thương thuyền có thể di chuyển ngoài khơi xa với khoảng cách lớn hơn mà không phải dừng lại khắp nơi hay đi dọc theo bờ biển. Ngoài ra sức thu hút của Óc Eo cũng giảm dần vì hàng hóa thương mại của nó cũng không phong phú lắm. Sự trỗi dậy của Chân Lạp và thương mại vùng Mêkông báo hiệu thời kỳ suy vi của khu vực này.

+ Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java,Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã đượcUNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Lịch sử

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa--thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

Khảo cổ học

Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, Thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.

Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn:

Từ năm 1898 đến 1899: Louis Finot và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia. Từ năm 1901 đến 1902: Henri Parmentier nghiên cứu về nghệ thuật, năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.

Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L. Finot và H. Parmentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parmentier, người ta biết cách đây hơn 100 năm Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.

Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính: A, A', B, C, D, E, F, G, H, K để đặt tên cho mỗi công trình theo kiểu ghép chữ cái và số.

Kiến trúc Bệ này và đường viền của bức tường là tất cả những gì còn lại của ngôi đền tráng lệ từng được gọi là "A1". Tháp được gọi là "B5" (nền) là hình mẫu nổi bật còn tồn tại của phong cách Mỹ Sơn A1. Những ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm bằng gạch đỏ. Chạm khắc trang trí đã được cắt trực tiếp vào những viên gạch.

Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ IX - đầuthế kỷ X, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ XI - giữa thế kỷ XII, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XIV, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H).

Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva. Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (Gopura), tiếp đến tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Bên cạnh là một kiến trúc luôn quay về hướng Bắc (hướng thần tài lộc Kuvera), gồm 1 hay 2 phòng, gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế nhuyễn và thức ăn (cỗ) cúng chư thần. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm Pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm Pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.

Cụm tháp A (Kalan Mỹ Sơn A1) thờ một bộ Linga, có 6 ngôi đền nhỏ từ A2-A7 đối xứng nhau bao quanh thờ các vị thần phương hướng (trừ 2 hướng Đông, Tây): hướng Đông-thần sấm Indra, hướng Đông Nam-thần lửa Agni, hướng Nam-Diêm vương Yama, hướng Tây-thần bầu trời Varuna, hướng Tây Nam-thần Nairta, hướng Tây Bắc-thần gió Vayu, hướng Bắc-thần Kuvera, hướng Đông Bắc-thần toàn năng Isána. Tháp A1 có 2 cửa chính đối diện nhau, quay về 2 hướng Đông và Tây. Bao phía ngoài, xa tháp chính A1 hơn, là các tháp phụ tương đối lớn, được ký hiệu từ A8-A12, phân bố trên một mặt bằng vuông vắn.

Đối diện với cụm tháp A, là cụm tháp B (Kalan Mỹ Sơn B1) là cụm tháp trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn.

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ X. (Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ XVII nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm) thông tin này không chính xác.

Đền đá

Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234.Nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hoàn thành. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả Parmentier, 1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của Thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ IV.

Bảo tồn

Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ - gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong Chiến tranh Việt Nam.

Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, vẫn có một viện bảo tàng Tuesday dược thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại. Ngày 24 tháng 3năm 2005 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng của các công trình kiến trúc, một số trong đó có khả năng sập đổ. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam đã chi khoảng 7 tỷ VNĐ (USD 440.000) cho dự án phục chế khẩn cấp Thánh địa Mỹ Sơn; một dự án của UNESCO được hỗ trợ bởi chính phủ Ý với số tiền là USD 800.000 và các cố gắng phục chế có nguồn vốn từ Nhật Bản hiện nay cũng đang góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của chúng. Các công việc phục chế tại đây cũng được World Monuments Fund (WMF) góp vốn.

Hình ảnh

Một phần quang cảnh nhóm tháp B, C và D tại Mỹ Sơn.

Các mô típ trang trí bên ngoài một tháp hình thuyền (đã vỡ mái) tại Thánh địa Mỹ Sơn.

Họa tiết trang trí trên thân tháp

Tác phẩm điêu khắc trên gạch

Tàn tích còn lại của tháp bằng đá tại Mỹ Sơn

Tháp Mỹ Sơn B4

Tháp Mỹ Sơn C1

nhà nguyện tại khu C-B-D

Thánh địa Mỹ Sơn, khu C-B-D

Một số tháp chỉ còn là những tàn tích đang chờ trùng tu, khai quật.

Sinh thực khí nữ (Yoni) và nam (Linga) tại Mỹ Sơn.

Sinh thực khí nữ (Yoni) tại Mỹ Sơn.

Vết tích của Vương quốc Chăm Pa tại Mỹ Sơn.

tháp đã đổ nát.

Quang cảnh điêu tàn tại Thánh địa Mỹ Sơn.