Đối với tôi, bài thơ "Tĩnh dạ tứ" của nhà thơ Lí Bạch là một bài thơ hay. Lí Bạch là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung. Ông được hậu bối tôn làm Thi Tiên( Tiên thơ). Tác giả đã viết bài thơ này lúc ông đang xa quê, qua đó thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với quê nhà.
Bài thơ được chia làm 2 phần,mỗi phần là 2 câu. Phần đầu tiên, ông tả cảnh đêm trăng thanh bình và phần còn lại ông đã bộc lộ tâm tư của mình trong đêm trăng.Bài thơ bắt đầu với những câu thơ:
"Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghị thị địa thượng sương."
"Minh nguyệt quang" nghĩa là ánh sáng của trăng rất sáng. Như vậy, qua câu thơ đầu tiên, ánh trăng sáng trong một buổi tối thanh bình đã đánh thức tác giả. Lí Bạch đã thức dậy trong một cảnh sắc thiên nhiên đẹp nên thơ, hữu tình. Ở câu thơ thứ hai, "nghị thị" là ngỡ rằng. Ta cảm nhận được tâm trạng nửa mơ, nửa tỉnh của Lí Bạch. Tuy vậy, ông vẫn rõ rằng "địa thượng sương" là sương trên mặt đất. Ánh trăng sáng vằng vặc trên nền trời chiếu ánh sáng rực rỡ của mình xuống muôn nơi. Ánh trăng sáng đến nỗi Lí Bạch ngỡ là sương. Qua 2 câu thơ trên, ta thấy bức tranh đêm trăng sáng đẹp vô cùng, lung linh, huyền ảo, nên thơ, hữu tình mà tĩnh lặng. 2 câu thơ trên tả cảnh trăng rất đa dạng, ý nghĩa vô cùng phong phú. Chủ đề của bài thơ rất quên thuộc: " Trông trăng nhớ quê", cách thể hiện rất giản dị mà độc đáo. Lí Bạch là một người rất thích những vật kì vĩ, vậy trăng đối với Lí Bạch như một người bạn tri kỉ, đầy gắn bó.Ánh trăng đã làm cho tâm hồn ông xao xuyến, rung động. Đây là một vẻ đẹp rất giống với những bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh- nhất là bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Những bài thơ của 2 nhà thơ đều bộc lộ tâm hồn thi sĩ và tình yêu trăng sâu nặng.
Nếu 2 câu thơ đầu tả cảnh trăng đẹp lung linh thì 2 câu thơ sau lại biểu lộ tâm tư của tác giả:
"Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương."
2 câu thơ trên sử dụng phép đối lập. "Cử đầu" nghĩa là ngẩng đầu, đối với " đê đầu" là cúi đầu. Lúc ông ngẩng đầu lên thì ngắm vầng trăng sáng, vậy lúc đó ông đang hướng ra ngoại cảnh. Còn lúc ông cúi đầu thì nhớ, lo nghĩ về quê cũ, ông đang hướng vào nội tâm. Đáng chú ý nhất là từ "tư" nghĩa là lo nghĩ. Dù ông có đi xa quê chăng nữa thì ông vẫn lo lắng cho quê hương. Cả 2 câu thơ trên cho ta thấy tình yêu quê hương tha thiết và thủy chung của nhà thơ. Lí Bạch mỗi lần nhìn thấy trăng lại nhớ về quê nhà. Qua đó càng bộc lộ rõ tình yêu sâu sắc của mình dành cho quê. Vậy ánh trăng đêm nay trong Lí Bạch là ánh trăng gợi nhớ những kỉ niệm cũ, làm ông bâng khuâng nhớ lại.
Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, thể thơ ngũ ngôn- một thể thơ có 5 chữ nhưng không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc. Bài thơ sử dụng phép đối ở 2 câu cuối. Hình ảnh thơ đẹp, hàm súc, tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Qua đó, ta thây thơ Lí Bạch có tâm hồn hào phóng, bút pháp lãng mạn của ông. Tôi rất khâm phục Lí Bạch vì đã có thể sáng tác ra 1 bài thơ hay về tình yêu quê hương sâu nặng, tha thiết, thủy chung.
Với những từ ngữ giản dị mà điêu luyện, bài thơ đã thể hiện 1 cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của 1 người sống xa quê nhà trong 1 đêm trăng thanh tĩnh. đọc xong bài thơ, tôi thấy lí bạch là 1 người nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời. thật là 1 bài thơ tuyệt vời làm sao!