Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 7
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Lớp Chim có số lượng loài phong phú, có khoảng 8.600 loài, phân bố khắp mọi miền trên Trái Đất. Trên suốt 130 triệu năm tiến hoá theo hướng thích nghi với chuyển vận bay nên tất cả các loài chim hiện đại từ chim ruồi chỉ nặng 1,8g đến đà điểu châu Phi to lớn nặng gần 80kg đều có cấu trúc cơ thể đồng dạng. Hình thái và cấu tạo cơ thể chim có đặc điểm sau:

- Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, chia bốn phần: Đầu, cổ, thân và đuôi. Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh thích nghi để bay. Chi sau biến đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi trong nước. Bàn chân 4 ngón.

- Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu toàn thân phủ lông vũ, một điều kiện rất cần thiết để cho chim có thể bay được. Chân phủ vảy sừng.

- Bộ xương hoàn toàn bằng xương. Tuy nhiên để thích nghi với sự bay, xương có cấu tạo xốp, nhiều khoang khí. Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm, xương hàm không có răng chỉ phủ mỏ sừng. Các đốt sống thân có xu hướng gắn lại với nhau, trong khi đó các đốt sống cổ lại khớp với nhau rất linh hoạt. xương sườn nhỏ, xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái. Đai vai và xương chi trước biến đổi thích nghi với sự bay. Đai hông có cấu tạo thích nghi với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng.

- Hệ thần kinh phát triển cao: Bán cầu não, thuỳ thị giác và tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ. Não bộ uốn khúc rõ ràng. Có 12 đôi dây thần kinh não.

- Giác quan phát triển: Cơ quan thính giác gồm tai trong, giữa và ngoài, có vành tai đơn giản. Cơ quan thị giác phát triển, là bộ phận định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển.

- Hệ tuần hoàn khá phát triển: Tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Hệ mạch máu gan thận tiêu giảm. Có 2 vòng tuần hoàn cách biệt, máu không pha trộn, tế bào máu đỏ có nhân.

- Hô hấp bằng phổi, có hệ túi khí phát triển len lỏi trong nội quan, da và xương. Hệ thống túi khí giúp chim giảm nhẹ trọng lượng, cách nhiệt và đặc biệt là tham gia hô hấp khi chim bay.

- Cơ quan tiêu hoá biến đổi quan trọng như không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần nội quan đều tập trung về phía trước cơ thể.

- Hệ bài tiết là hậu thận. Ống dẫn niệu nối với huyệt, không có bóng ***, nước tiểu đặc, sản phẩm bài tiết giống như bò sát là axit uric, được thải ra cùng với phân.

- Hệ sinh dục phân tính. Con đực có đôi tinh hoàn không bằng nhau, tinh quản đổ vào huyệt, cơ quan giao cấu chỉ có vịt ngan, chim chạy... Con cái chỉ có 1 buồng trứng và một ống dẫn trứng trái, do vậy trọng lượng cơ thể chim giảm đi nhiều.

- Thụ tinh trong, ấp trứng và chăm sóc con. Trứng nhiều noãn hoàng, có vỏ màng trong và vỏ đá vôi ở ngoài. Phát triển có hình thành màng phôi. Chim non mới nở thường là chim khoẻ mạnh.

Câu trả lời:

Với đề văn "Hãy kể về người bạn thân nhất của em", Vũ Ngọc Quỳnh Giang, lớp 10 chuyên Địa, trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) giành được điểm 10. Tám trang giấy viết tay giúp em giãi bày nỗi buồn khi mất đi người bạn thân vì căn bệnh ung thư máu.

“Mày có bạn thân không?”

Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn.

Chúng tôi quen nhau từ những ngày tiểu học, chính xác là từ năm lớp 4. Ngày đó, tôi vốn cực kỳ nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn học trong lớp. Rồi một ngày, cậu ấy tới, chủ động bắt chuyện với tôi. “Cậu có con gấu bông xinh thế!”, cậu ấy nói như vậy về con gấu của tôi, mặc dù các bạn cùng lớp chê nó kỳ quái, chỉ vì nó không giống những con gấu bông thông thường khác. Câu nói đó đã bắt đầu cho một tình bạn đẹp, cho những kỷ niệm không thể nào quên giữa hai người bạn.

Ban đầu chỉ là chơi chung gấu bông, nhưng rồi đến đọc truyện cũng đọc chung, hay cùng chơi, cùng vẽ tranh… Tôi dần mở lòng hơn, làm quen với những người bạn mà cậu ấy giới thiệu cho tôi. Và rồi tôi nhận ra, chúng tôi đã thành tri kỷ lúc nào chẳng hay.

Tôi đã rất buồn vào ngày cuối cùng của năm lớp 5, ngày mà tôi cứ nghĩ rằng sẽ không còn học chung với cô bạn thân của mình nữa. Nhưng cuối cùng thì lên cấp hai, hai đứa vẫn học chung với nhau, thân với nhau còn hơn cả trước kia nữa. Cùng yêu thích truyện tranh, cùng sáng tác truyện tranh về cuộc sống mơ ước của hai đứa. Cho tới bây giờ, tôi mới thực sự để ý đến dung mạo của nó. Tóc đen dài, mắt to, lúc nào cũng cười thật tươi. Da hơi ngăm ngăm, cao hơn trung bình các cô bạn học khác. Có thể đám con trai trong lớp gọi nó là hung dữ, bà chằn, còn tôi chỉ thấy một cô gái mạnh mẽ và cá tính. Ngày tháng cứ êm đềm trôi qua. Tâm sự vào giờ nghỉ trưa về những rung động đầu đời, những khúc mắc gia đình. Hai đứa gắn với nhau như hình với bóng vậy.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là sinh nhật năm lớp 7. Vốn có ít bạn bè nên tôi không tổ chức sinh nhật, chỉ rủ một vài người bạn thân tới chơi. Vậy mà, nó đã gọi thêm rất nhiều bạn cùng lớp khác, tới “đập phá” tại sinh nhật tôi thành một bữa ra trò. Từ bé tới giờ, chưa bao giờ có một bữa tiệc sinh nhật nào của tôi có nhiều bạn bè tới như vậy. Vui mừng, bất ngờ, hạnh phúc, những cảm xúc hòa lẫn vào với nhau, tạo thành một kỷ niệm vui cho tôi.

Lớp 8, nó trở thành một vị gia sư, bổ túc thêm các môn Toán và Anh cho tôi. Ngược lại, tôi giúp nó trong các môn Sử, Địa, Sinh. Một “đôi bạn cùng tiến” ăn ý. Nó càng ngày càng cao, ăn khỏe hơn, đánh tôi đau hơn, chạy nhanh hơn. Một bữa ăn năm bát cơm, ăn nhiều thịt nhưng không ăn rau nên bị thiếu chất xơ trầm trọng. Tôi phải làm một chế độ dinh dưỡng mới, bắt nó phải tuân thủ.

Những tài năng của nó ngày càng được thể hiện rõ ràng. Vốn nổi tiếng viết chữ rất đẹp, từng đoạt giải năm lớp 5 nên nó được giao nhiệm vụ viết sổ, viết đề mục cho các cô. Vẽ đẹp hơn, bộ truyện tranh mà hai đứa cùng thực hiện năm lớp 6 lại tiếp tục dày hơn rồi. Luôn nhắc nhở tôi khắc phục những khuyết điểm của bản thân, “viết nhanh lên mày!”, “đứng thẳng cái lưng lên!”. Những lời nói này, dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học sinh của tôi.

“Mày ơi, tao mệt quá”.

Năm lớp 9, sức khỏe của nó đột ngột suy giảm. Sau một trận sốt xuất huyết, tỷ lệ hồng cầu trong máu của nó giảm tới mức nguy hiểm và không thể hồi phục. Nghỉ học hai tuần liền bặt vô âm tín. Rồi nó đi học trở lại, sụt năm cân. Từ đó, nó chỉ ngồi im vào mỗi giờ ra chơi, không chơi bóng, không đuổi bắt với tôi, không đi ăn trưa cùng nhau nữa. Vẫn vui tính, hay cười, hay trêu đùa như trước, nhưng bây giờ lại đi kèm với một sự đau đớn, mệt mỏi ẩn sâu trong đôi mắt đen láy đó. Rồi tần suất những ngày nghỉ học tăng lên, kéo dài hơn. Chỉ có thể gặp nhau vào những ngày ôn thi học sinh giỏi, nên sự tiều tụy của nó càng trở nên rõ nét hơn sau mỗi lần gặp.

Cô gái mà tôi biết khi xưa, mỗi bữa ăn năm bát cơm, mà bây giờ hai má hóp lại, tay chân teo tóp, không còn lực. Đôi mắt vô hồn, tràn đầy sự mệt mỏi đau đớn. Ngay cả việc đi lại bây giờ với nó cũng khó khăn, phải có người dìu đi, không tự đạp xe đến trường như vẫn làm bao lâu nay. Nó rất yêu thích môn Tiếng Anh, và thực sự rất mong chờ tới kỳ thi học sinh giỏi để thể hiện khả năng của mình. Nhưng cơn bệnh đó đã ngăn cản ước mơ của nó được thực hiện. Tôi đi thi, đoạt giải và bước tiếp tới vòng thành phố. Còn ước mơ của nó, đành dừng lại ở đây, vì cơn bạo bệnh ấy.

Sau kỳ thi ấy, nó nghỉ học liền một tháng. Và ở lớp rộ lên những tin đồn. “Mày ơi, con Khánh bị làm sao thế?”, “Nó bị bệnh gì liên quan đến sức đề kháng ấy”, “Dạo này nó yếu lắm”, “Nó nghỉ học được cả tháng rồi ấy nhỉ?”. Lần đầu tiên, cả tập thể lớp 9A1 chúng tôi thật lòng quan tâm tới một người, lo lắng cho một người. Thay phiên nhau chép vở trên lớp, ghé thăm nó để giảng bài cho nó, chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ sắp tới. Những ngày cuối cùng nó tới lớp, mọi người đều động viên, cố gắng hết sức để giúp đỡ nó. Chỉ bài, giảng bài, pha nước, giúp nó ăn sáng, chỉ nó cách làm bài thi… Tạo điều kiện kết sức cho thể đưa nó qua kỳ thi này, một bước tới gần hơn với kỳ thi cấp ba - kỳ thi quan trọng mà chúng tôi sắp phải đối mặt.

Một ngày cuối tháng 12 năm 2016, tôi và một người bạn tới thăm nó tại nhà riêng. Nó nằm đó, trên cái giường mà chúng tôi hay ngồi chơi với nhau khi xưa, đang ngủ. Có lẽ là một giấc ngủ yên bình, vì nó không còn phải đối mặt với đau đớn, với những cơn co giật, nhức khớp luôn thường trực. Tôi ngồi chờ cho tới khi nó thức dậy. Ban đầu là cau có, tức giận và mệt mỏi, nhưng có lẽ, trong giây phút ấy, nó nhận ra đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi được gặp nhau, nên đã ngồi dậy, để chúng tôi có thể cùng ngồi nói chuyện.

Chúng tôi kể về những chuyện thú vị trên lớp, những câu chuyện hài hước. Nó cười, nụ cười tươi rói mà tôi vẫn luôn chờ mong bấy lâu nay, cùng với ước mơ nó được khỏe lại, có thể cùng tới trường với tôi như trước. Cùng học, cùng vẽ, cùng đọc truyện, sẻ chia những tâm sự… Đó là mong ước thiết tha nhất của tôi trong giây phút ấy.

Rồi nó bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về những ngày ở bệnh viện. Thời gian nó ở bệnh viện thậm chí còn nhiều hơn ở nhà mình. Liên tục phải trải qua những xét nghiệm, sinh thiết, chọc tủy… Những cơn đau nhức khắp người, ngay cả việc ăn uống cũng khó khăn, liên tục hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái kiên cường ấy. Có những lúc, tưởng chừng như bạo bệnh đã đánh gục nó, nhưng chiến binh ấy vẫn đứng vững, vẫn vươn lên như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời.

Mái tóc đen bết lại vì không thể tắm gội thường xuyên, tóc cũng thưa dần, để lộ ra những mảng da đầu trắng bệch. Nước da vàng bủng, trên người chi chít những vết tím bầm do chọc kim hay bị tụ máu. Tay chân teo lại, việc cử động cũng trở nên yếu ớt. Trước kia, bữa nào nó cũng ăn năm bát cơm, vậy mà vẫn than đói suốt ngày. Còn bây giờ, ngay cả việc húp vài thìa cháo cũng trở nên khó khăn. Kể từ ngày bị ốm cách đây bốn tháng, nó đã sụt hơn 10 cân. Hôm đó, lúc chuẩn bị về, nó đã nói với tôi một câu: “Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu”.

Đêm hôm ấy, tôi không ngủ được. Không ngừng nghĩ về câu nói ấy. Cho tới lúc ấy, tôi vẫn không biết được tình trạng bệnh tình thật của nó. Chỉ biết là nó đang bệnh rất nặng. Mặc dù ngoài miệng luôn động viên nó, nhắc nó rằng phải có niềm tin, nhưng chính niềm hy vọng lớn nhất, vững chãi nhất trong lòng tôi lúc này lại đang dao động. Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến viễn cảnh một ngày, tôi không còn được nhìn thấy nó, cái ngày mà nó rời xa tôi mãi mãi. Một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng, và mong ước phép màu xảy ra chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc ấy.

Sau buổi gặp gỡ cuối cùng ấy, tôi phải đối mặt với nhiều áp lực. Đối mặt với kỳ thi cấp thành phố. Áp lực học trên trường tăng lên. Nhưng tôi không ngừng nghĩ tới nó, với khát vọng cháy bỏng về một điều kỳ diệu sẽ xảy ra, ngày mà nó sẽ khỏe lại, sẽ lại tới trường. Nhưng phép màu đã không xảy ra. Mồng 3 Tết Đinh Dậu (tức ngày 30/1/2017), nó đã ra đi, bỏ lại gia đình, bạn bè và tôi, để đi tới một nơi khác, không có đau đớn, mệt mỏi.

Hai ngày sau, tôi về Hà Nội. Việc làm đầu tiên là tới nhà nó. Để chia buồn với gia đình nó, những người yêu thương tôi như con ruột. Tôi đã rất bình tĩnh, và nghĩ rằng mọi chuyện sẽ đơn giản thôi. Nhưng khi tới trước cửa nhà nó, những kỷ niệm tràn về, như một thước phim quay chậm chạy trong ký ức. Tôi đã dặn lòng mình rằng không được khóc, phải làm điểm tựa cho cha mẹ nó, nhất là trong những giây phút đau lòng này. Nhưng, khi nhìn thấy mẹ nó, mở cửa cho tôi, nhìn thấy vị trí của cái giường nơi nó thường nằm trước kia đã được thay thế bằng một cái bàn thờ mới dựng, bát hương vẫn còn nghi ngút khói, nước mắt đã tuôn rơi không ngừng. Bức ảnh nhỏ trên bàn thờ cũng không phải là một tấm ảnh thẻ tử tế, là bức ảnh chụp vào một ngày nó khỏe mạnh, đang cười. Bầu không khí ấy, như bóp nghẹt trái tim tôi vậy. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng.

Trong tiếng nấc nghẹn, mẹ nó kể cho tôi về căn bệnh thực sự của nó. Là ung thư máu. Một căn bệnh di căn rất nhanh, và có những dấu hiệu giống như cảm cúm thông thường. Lúc phát hiện ra căn bệnh này đã là giữa tháng 11 năm 2016, tức là chỉ ba tháng trước khi nó ra đi. Buổi chiều hôm trước đó, nó có dấu hiệu phát bệnh. Đau đớn, quằn quại, vùng vẫy, gào thét hàng tiếng liền, trước khi lịm đi. Tỉnh dậy một chút vào ban đêm, để nhìn mặt những người thân yêu lần cuối trước khi chìm vào giấc ngủ, mãi mãi. Lúc đó là 0 giờ 15 phút sáng. Bố nó động viên tôi, và trước khi ra về, dặn rằng, “Con đừng buồn quá, phải tiếp tục cố gắng, cố gắng thay cả phần của bạn nữa”.

Chưa có một đám tang nào mà tôi khóc nhiều như vậy. Dặn lòng rằng không được khóc, phải mạnh mẽ lên, khóc là nó không siêu thoát được đâu, nhưng một lần nữa, nước mắt lại trào ra, trước linh cữu nó. Cả tập thể lớp, những người bạn đã gắn bó với nhau nhiều năm, cũng có mặt đông đủ. Những tiếng thút thít vang lên không ngừng, và lần đầu tiên, tôi nhìn thấy những chàng trai rơi lệ nhiều đến vậy. Khoảnh khắc linh cữu nó được đưa vào lò hỏa thiêu, là lúc những tiếng khóc vang lên to nhất. Có thể lúc còn sống, nó không nói chuyện với những người bạn khác, nhưng một khi đã ra đi, dù còn thù hằn gì trong lòng, những lời trân trọng, cao quý nhất đều dành cho nó. Vì chúng ta là một gia đình. Dù nước mắt rồi sẽ ngừng rơi, nhưng nỗi nhớ trong lòng sẽ không bao giờ nguôi ngoai.

Sau đó, tôi bị khủng khoảng một thời gian. Thành tích học tập có sự sa sút, kết quả thi học sinh giỏi thành phố cũng không được như mong muốn. Nhưng câu nói của bố nó như một lời nhắc nhở tôi phải nỗ lực, bởi mình đang cõng trên vai cả phần của nó. Cắm đầu vào học, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, cho ước mơ của cả tao với mày.

Bọn tôi tới thăm nó vào lễ 100 ngày. Bàn thờ đã dời lên tầng ba, cái giường đã đặt vào chỗ cũ, như xưa. Cảm giác buồn bã, hụt hẫng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó, bây giờ có thêm mục tiêu, thêm quyết tâm để mà hướng tới. Là tiếp tục bước đi trên con đường đời, dù không có mày sánh bước bên cạnh. Là đi tiếp cả phần của mày, bởi tao biết rằng mày luôn đồng hành với bọn tao, theo một cách nào đó. Hôm đó, một đại diện của lớp được đề nghị đứng lên, để thay mặt lớp, bày tỏ cảm nghĩ. Tôi đã từ chối không đảm nhiệm vai trò ấy. Thương nhớ chỉ để ở trong lòng là đủ, bởi không lời nào có thể diễn tả được nó.

Tôi đã vượt qua được kỳ thi ấy. Ngay hôm tôi thi xong môn cuối, tôi đã tới mộ thăm nó, không nói gì cả. Chỉ lặng lẽ ngồi, tựa lưng vào tấm bia mộ. Từ xưa tới nay, tôi vốn đã kém khoản ăn nói, ngay cả trong những giây phút quan trọng như thế này. Những lời muốn nói như một mớ tơ vò, muốn thốt ra nhưng lại mắc lại trong họng. Và lại tiếp tục kéo dài sự im lặng. Những tia nắng vàng lọt qua kẽ lá của cây xà cừ cổ thụ, rủ bóng xuống ngôi mộ nhỏ. Những giọt nắng ấy chứ dập dờn, nhảy nhót như đàn bướm ánh sáng, lượn quanh những ngôi mộ đá, như một điềm báo từ thế giới bên kia. Hãy luôn ủng hộ tao nhé, trên con đường đầy chông gai này, để tao có một điểm tựa vững chắc, vươn tới tương lai.

Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn.

Mất đi một người bạn thân thiết là rất đau đớn, nhưng mong rằng, cuộc sống của nó sẽ tốt đẹp hơn nơi miền cực lạc. Nó để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp, một tuổi thơ hạnh phúc, những ký ức không thể nào quên. Nó cũng đã để lại cho tôi một bài học về nghị lực sống, về sự kiên cường chống chọi trước cơn bạo bệnh. Những bài học đáng giá sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Vĩnh biệt, tao hứa sẽ không quên mày, bạn thân.

Câu trả lời:

Nền văn học trung đại đồ sộ đã mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay, mang giá trị lớn lao. Trong số đó, không thể không nhắc đến bài thơ "Nhàn" của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ đề cao triết lí sống thanh cao của những vị danh nhơ đương thời:

"Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chỗ lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao"

Câu thơ đầu mở ra những hình ảnh quen thuộc: "mai, cuốc, cần câu" đều là những công cụ gắn liền với thôn dã, làm hiện lên nhân vật trữ tình với tư thế của một lão nông biết đến ruộng vườn, nhất định không phải tư thế đạo mạo của một bậc đại nho. Câu thơ ngắt nhịp thoải mái, sử dụng lặp lại từ "một" khiến lời thơ vang lên như một tiếng sấm rạch ròi, chứng tỏ nhà thơ đón lấy cuộc sống hết sức vui sướng, niềm vui vì được làm điều mình thích. "Thơ thẩn" là trạng thái ung dung, nhàn nhã, thoải mái, tác giả cảm thấy tự tin vì sự lựa chọn của mình. "Ai" là đại từ phiếm chỉ, khẳng định người khác có thú vui riêng và tác giả cũng vậy. Hai câu đầu khẳng định nhàn không phải là lánh đời mà là sự lựa chọn cho mình có một không gian sống mà mình thấy thích thú, tự do tự tại

Hai câu đầu là lối sống tự do tự tại, hòa mình vào cuộc sống chung thì hai câu sau là sự lí giải sâu sắc về sự lựa chọn ấy:

"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao"

"Ta" là nhà thơ, "người" là ai, chắc chắn không phải là thiên hạ mà là những kẻ ham công danh lợi lộc. Hai câu thơ có thể hiểu nơi vắng vẻ không phải là nơi lánh đời mà là nơi bản thân mình cảm thấy thích thú, sống thoải mái khác hẳn với chốn quan trường. Chốn thiên nhiên nơi đây là nơi thích hợp nhất để Nguyễn Bỉnh Khiêm tránh xa thói đời ô tạp, để giữ cho tâm hồn mình luôn trong sáng và thanh sạch hơn. Bẳng cách nói ngược "dại" mà thực chất là "khôn", còn "khôn" nhưng thực chất lại là "dại", Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng suốt lựa chọn lối sống đối lập với bao người, thoái khỏi chốn lợi danh, ganh đua để sống an nhiên và tự tại. Cách nói nhún nhường, khiêm tốn của bậc đại nho là lối ứng xửa minh triết của một bậc chân nho:

"Dụng chi tắc hành Xa chi tắc tàng" (Dùng thì sẽ ắt nên công, Nếu mà từ khước, hư không chẳng còn)

Nhàn là trở về với cuộc sống tự nhiên, thoát khỏi vòng ganh đua lợi lộc, thói tục, không bị vướng vào tiền tài, địa vị và giữ cho tâm hồn mình luôn khoáng đạt bởi:

"Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"

Mùa nào thì gắn với sự vật ấy, đều có sẵn trong tự nhiên không phải vất vả kiếm tìm. Đây là hình ảnh của cuộc sống tự cung tự cấp nhưng vẫn hết sức đủ đầy và vui vẻ. Phải chăng tác giả đã đan xen vào đó triết lí vô vi của đạo giáo : Không làm gì can thiệp vào quy luật của tự nhiên mà để chúng tự phát triển, đề nghị con người có lối sống thuần theo tự nhiên hay sao? Thức ăn có sẵn trong tự nhiên tuy đạm bạc nhưng không phải là món ăn khoái khẩu, nhưng lại là cái nhàn thanh cao chứ không phải cái nhàn tục của hạng người phú quý, biếng nhác. Vì vậy câu thơ nghe nhẹ bẫng mà thanh thản, lâng lâng một niềm vui, cái nhẹ tênh của một cuộc sống không cần gắng gượng.

Tuy nhiên đến với cuộc sống nhàn phần nào cũng bởi đời ô trọc mà thôi. Có vẻ nhà thơ nhàn mà chưa thực sự nhàn, vẫn nhắc đến chuyện công danh:

"Rượu đến cội cây ta vẫn uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Hai câu thơ sử dụng điển Thuần Phong Vũ, thể hiện một cái nhìn bi quan về công danh khi thấy chúng chỉ tựa như một giấc chiêm bao, là áng phù vân, không có giá trị đích thực, không có ý nghĩa. Bởi vậy từ đó thi gia muốn nói con người coi thường phú quý, đứng cao hơn phú quý và không làm nô lệ cho nó. Với cái nhìn như thế, tác giả đã hoàn toàn quay lưng vào công danh, lấy nhàn làm chân lí sống. Vần thơ của cụ Nguyễn có sức cảnh tình với con người cần phải sáng suốt trước lợi lộc trước mắt.

Tóm lại, "Nhàn" đề cao một nhân cách sống, một lối sống thanh cao, tránh xa lợi lộc tầm thường, hướng đến lối sống thiện tâm. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đang sống, đó không phải là một giải pháp tốt để có thể cải tạo và thay đổi xã hội.

Câu trả lời:

Trong văn học trung đại, có nhiều bài thơ hay và ý nghĩa của các thi sĩ đương thời. Trong đó bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những bài thơ tiêu biểu , thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của tác giả, tôn cao triết lí sống.

Bài thơ Nhàn được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả về quê ở ẩn. Chữ “ nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề tâm thường như trong câu “nhàn cư vi bất thiện” mà là thái động sống, một triết lí sống của tác giả được bộc lộ rõ ràng. Bài thơ mang bốn triết lí sâu sắc gói gọn trong chữ “nhàn” được phân chia bố cục chặt chẽ. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dàu ai vui thú nào

Hai câu mở tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần trong một dòng thơ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc: “mai”, “cuốc”, “cần câu” những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông chân chất vừa mang bóng dáng của một tao nhân mặc khách. Chỉ cần vậy thôi, ta đã cảm nhận được đây là một cuộc sống thư thái an nhàn của nhân vật trữ tình. Kết hợp với điệp ngữ “một” là từ láy “thơ thẩn” miêu tả được tráng thái của tác giả. Với dáng người ung dung, thoải mái, trạng thái tâm hồn thanh nhàn an nhiên không vướng bận chút bụi trần. Câu thơ như một lời thách thức của tác giả đối với người đời, mặc dù ai vui thú nào, ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê. Từ lời thách thức ấy toát lên sự ung dung trong phong thái, thanh thản trong tâm hồn, vui thu điền viên.

Đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao


Ở đây ta thấy rõ được sự đối lập giữa các sự vật trong hai câu thơ. “nơi vắng vẻ” là chốn thôn quê thanh bình, an nhàn vô âu vô lo, ở đó tâm hồn con người hòa nhập với thiên nhiên, còn “chốn lao xao” là nơi quan trường với những đua tranh ghen ghét của danh lợi, ồn áo phiền não. Phải chăng tác giả “dại” nên tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường, nhưng thật chất ngược lại, xét trong câu thơ, “dại” có nghĩa là khôn, “khôn” có nghĩa là dại. Lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng , luôn phải suy nghĩ đắn đo, và như thế liệu có sung sướng? Phép đối hai câu thơ thực mang nghĩ mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, vào vòng danh lợi. còn tác giả, ông phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch. “Nhàn” ở đây chính là cuộc sống thanh cao, tránh xa vòng danh lợi.

Không những tác giả chọn cuộc sống thanh cao, tránh xa tham vọng, tác giả còn hết mình hòa nhập với thiên nhiên, Đến với hai câu luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị , giản đơn của nhân vật trữ tình:

Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao


Ai cũng biết măng, tre, trúc, giá là đồ ăn dân dã từ thiên nhiên rất dễ tìm thấy, gắn liền với cuộc sống của nhà nghèo nơi thôn dã đậm đà vị quê. Những thức ăn ấy trở nên quen thuộc mỗi ngày trong đời sống sinh hoạt, thu ăn măng trúc trên rừng, mùa đông về ăn giá. Đặc biệt câu thơ: “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” đã phác họa hình ảnh quen thuộc ở làng quê, lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên , với làng xóm , Nguyễn Bỉnh Khiêm thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu. Cuộc sống thanh đạm , mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi mùa nào thức đấy, đó là một cuộc sống được nhiều người ngưỡng mộ mà chẳng mấy ai có được. chính cảnh sinh hoạt đời thường ấy đã thể hiện sự đồng điệu nhịp bước của thiên nhiên và của con người. Hẳn phải sống hết mình, sống hòa hợp với thiên nhiên mới có sự đồng điều kì diệu như vậy.

Từ những thứ sinh hoạt đời thường ở những câu thơ trên thì đến với hai câu kết, tác giả đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao


Trong câu thơ, tác giả có sử dụng điển tích “cội cây” ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm ,chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất nhử một giấc mơ mà thôi. Đó là một thái độ rất đáng trọng bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng, nền tảng đạo đức nho giáo bị phá vỡ, rạn nứt, đó là thời đại mà con người lấy tiền làm thước đo cho mọi giá trị khác. Vậy, “nhàn” ở đây là coi thường vinh hoa phú quý. Và ta hiểu rằng “nhàn” ở đây là một triết lí sống chứ không phải quan niệm nhân sinh, không phải là cứu cánh mà chỉ là một phương thức tư duy. Bản chất chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải nhân tâm mà là nhân thân. Nhân mà vẫn phải âu lo việc nước. Nhàn là tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn chứ không phải là lười nhác, suy cho cùng cũng là giữ gìn danh tiếng của mình, giữ tròn thanh giá của mình trong thời loạn, là lạc đạo vọng bần giữ những phần tử gian xảo tranh đua danh lợi. Nhàn là không để dục vọng xấu xa làm mờ ám lương tâm, làm vẩn đục tâm hồn, không tham dự vào vòng danh lợi, còn lòng ái quốc sẽ không bao giờ nguội lạnh.

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm, là một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên , phủ nhận danh lợi. Bài thơ mang một triết lí sống đẹp đẽ đáng nể, làm gương cho bao thế hệ mai sau.