Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ngãi , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 24
Điểm GP 0
Điểm SP 3

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1/- Đá mẹ

-Khí hậu

-Sinh vật

- Địa hình

-Thời gian

-Con người

2/-Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật. Tùy theo đặc điểm, khí hậu mỗi nơi mà có các loài thực vật khác nhau. Thực vật phong phú hay nghèo nàn của một nơi đều do khí hậu ở nơi đó quyết định.

3/-Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt, đó là có thể mở rộng nơi sinh sống hoặc làm thu hẹp nơi sinh sống :

- Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.

- Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.

4/-Nguồn gốc thành phần hữu cơ trong đất như sau:

Trong đất có rất nhiều chất dinh dưỡng mỗi thành phần chiếm một tỉ lệ nhỏ trong đất cũng có giá trị rất to lớn trong việc hình thành và giúp cho sự phát triển của cây cối. Nhờ vào sự bón phân và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ mà trong đất đã hình thành nên một lớp chất rất nhỏ đó gọi là chất hữa cơ. Tầng đất hữu cơ này chủ yếu có màu xám thẩm bởi nó được cấu tạo bởi nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Trong tầng hữu có co chất mùn nó là chất dinh dưỡng cần thiết cho các loại thực vật trên trái đất. CHÚC BẠN HỌC TỐT~~~

Câu trả lời:

+ Như chúng ta đã biết, không khí xung quanh chúng ta là hỗn hợp của nhiều chất khí khác nhau như N2, O2… và luôn luôn chứa một lượng hơi nước nhất định. Không khí có chứa hơi nước được gọi là không khí ẩm, trong tự nhiên trạng thái của nó được chia thành các dạng sau:

Dạng thứ nhất: Không khí ẩm chưa bão hòa: là trạng thái mà hơi nước còn có thể bay hơi thêm vào trong không khí, tức là không khí vẫn còn có thế nhận thêm được hơi nước. Điều này đồng nghĩa với việc hơi nước từ sàn nhà của bạn có thể bay hơi và hòa vào trong không khí, như vậy sàn nhà sẽ luôn khô thoáng và không bị đọng nước.

Dạng thứ hai: Không khí ẩm bão hòa: Là trạng thái mà hơi nước ở trong không khí đã đạt tối đa và không thể chứa thêm hơi nước được nữa. Nếu hơi nước vẫn tiếp tục bay vào không khí thì bao nhiêu hơi nước bay vào sẽ có bấy nhiêu hơi ẩm ngưng tụ lại. Nói cách khác, trong trường hợp độ ẩm không khí đạt mức bão hòa (100%) thì hơi nước từ sàn nhà bốc hơi lên sẽ không bay hơi được vào trong không khí mà sẽ ngưng đọng thành nước lỏng. Chính vì vậy chúng ta mới thấy hiện tượng nền nhà luôn bị ẩm ướt và nấm mốc, nhân gian gọi đó là hiện tượng nền nhà đổ mồ hôi.

+ Khí hậu của nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng nóng nhưng cũng mưa nhiều vì vậy độ ẩm không khí rất lớn (trên 80%). Với lượng mưa dao động từ 1500 – 2000mm/năm kết hợp với độ ẩm lớn nên hiện tượng nồm hay nói cách khác là nền nhà đổ mồ hôi là điều hoàn toàn hiển nhiên.

+ Hiện tượng nền nhà đổ mồ hôi thường xảy ra ở nước ta vào thời gian mùa đông và mùa xuân bởi trong khoảng thời gian này, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc rất lạnh, mưa phùn thường xuyên, độ ẩm không khí cao nên nước không thể bốc hơi vào không khí được, kết quả là đọng lại ở mặt sàn làm cho sàn nhà nấm mốc và ẩm ướt.

+ Hiện tượng nền nhà đổ mồ hôi có thể giải thích bằng một ví dụ đơn giản như sau: Khi chúng ta đặt một cốc nước đá lên mặt bàn, để một lúc sau rồi nhấc cốc lên ta thấy có một ít nước đọng ở trên mặt bàn, tại sao lại như thế nhỉ? Liệu có phải là cốc bị giũa không? Chắc chắn là không phải đâu, bởi vì cốc nước đá có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí xung quanh và khi hơi nước trong không khí gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng đọng lại và hóa thành dạng lỏng đọng lại ở vị trí đặt cốc nước. Hiện tượng nhà đổ mồ hôi cũng tương tự như vậy, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp vì vậy nền nhà bị hóa lạnh kết hợp với độ ẩm không khí lớn nên hơi nước sẽ đọng lại trên sàn nhà làm cho sàn nhà ẩm ướt.

Câu trả lời:

“Mùa hè, khi ở trong phòng cảm thấy vô cùng oi bức, chúng ta thường hay bật quạt máy hoặc cầm cái quạt mà phẩy. Khi đó ta cảm thấy mát mẻ đôi chút. Có phải là quạt máy và cái quạt đã quạt cho không khí mát đi chăng? Không phải. Chúng ta có thể thông qua thực nghiệm để chứng minh điều đó.

Đặt nhiệt kế ở trước cái quạt máy rồi bật quạt lên. Bạn trông thấy gì? Nhiệt độ mà cột thuỷ ngân trên nhiệt kế chỉ ra không có sự thay đổi. Lấy một viên bông ướt bọc mặt ngoài của bầu thuỷ ngân của nhiệt kế, rồi đặt nó ở trước cái quạt máy và bật quạt lên. Lúc này chúng ta trông thấy, nhiệt độ mà cột thuỷ ngân trên nhiệt kế chỉ ra hạ xuống rõ rệt. Hoá ra là cái quạt máy không thể thổi mát bầu thuỷ ngân, mà nó chỉ thổi ra gió, lại có thể làm cho nước trong viên bông ướt nhanh chóng bốc hơi, sự bốc hơi mang theo nhiệt lượng trong bầu thuỷ ngân, thế là cột thuỷ ngân liền hạ xuống.

Dựa vào thực nghiệm nhỏ trên đây, chúng ta có thể hiểu được nguyên lí giải thích vì sao khi bật quạt máy người ta cảm thấy mát mẻ đôi chút. Trong những ngày hè oi bức, nhiệt độ bên ngoài thường là cao hơn nhiệt độ cơ thể người, nhiệt lượng của cơ thể khó tán phát ra ngoài.

Khi ấy cơ thể người liền dùng cách đổ mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể, vì sự bốc hơi của mồ hôi có thể mang nhiệt lượng trong cơ thể đi theo. Chạy quạt máy là để thúc đẩy không khí xung quanh cơ thể người chuyển động, mà sự chuyển động của không khí chính là một con đường hữu hiệu đẩy nhanh sự bốc hơi của mồ hôi. Mồ hôi bốc hơi càng nhanh, nhiệt lượng của cơ thể càng dễ được mang đi, vì thế người liền cảm thấy mát mẻ.

Trong những ngày oi bức không có gió, có lúc nhiệt độ không khí không lấy gì làm cao lắm, nhưng người ta lại cảm thấy bức bối. Có lúc tuy nhiệt độ không khí tương đối cao, song thời tiết khô hanh có gió, ngược lại ta lại cảm thấy dễ chịu. Nguyên nhân đó là mức độ bốc hơi của mồ hôi và tán phát của nhiệt lượng cơ thể người nhanh, chậm khác nhau.”