“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."
(Lão Hạc- Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)
Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:
1/ Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?
2/ Tìm các từ tượng hình trong câu: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.”
3/ Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn văn trên
4/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu văn sau và cho biết câu nào là câu ghép? Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu và cách nối (nếu có)
a. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc
b. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."
5/Chỉ ra1 thán từ có trong đoạn văn và cho biết tác dụng.
6/ Các câu văn “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!” thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói? Chỉ ra hình thức và chức năng của các câu đó.
7/ Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông lão.
II. Làm văn (7 điểm)
1. Dựa vào đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn (8-10 câu) theo cách diễn dịch hoặc quy nạp triển khai chủ đề:
“Số phận của người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám- 1945 thật là khốn khổ, bất hạnh”
2. Cảm nhận cái hay của đoạn thơ sau:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
(Trích “Khi con tu hú”- Tố Hữu)
4.Câu thơ cuối sử dụng biện pháp NT nào? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó
5. Theo em vì sao nhân vật trữ tình trong bài thơ “trằn trọc”? Tâm trạng đó cho thấy điều gì về vẻ đẹp của nhân vật?
6. Đọc bài thơ, em liên tưởng đến tác phẩm nào trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, lớp 7? Vì sao?