Câu trả lời:
A. Đặc điểm của vă miêu tả
1. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh … làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
2. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
- Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
- Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
- Ví von so sánh: thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tưởng miêu tả.
B. Các dạng văn miêu tả
Ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả, lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
- Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm bào?
- Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
- Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ từ khái quát đến cụ thể
+ không gian từ trong tới ngoài.
+ không gian từ trên xuống dưới.
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
* Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói … của nhân vật được miêu tả.
* Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
- Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết …)
- Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc).
* Cách miêu tả:
- Mở bài: giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vât được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó).
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quat hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.
+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói … (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt …)
+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
- Kết bài: nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
3. Cách làm một bài văn miêu tả
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
- Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.