Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 1
Điểm SP 2

Người theo dõi (2)

VH Vy
ĐỖ CHÍ DŨNG

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

Nhìn chung sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
(1945), đã tác động thức tỉnh mạnh mẽ của các dân tộc thuộc
5

địa và phụ thuộc đứng dậy đấu tranh giải phóng dân tộc. Tính
chất quần chúng ngày càng sâu rộng. Các hình thức đấu tranh
đòi độc lập phong phú, quyết liệt. Các cuộc đấu tranh giành
độc lập gắn liền với phong trào cộng sản, phong trào công
nhân và các lực lượng tiến bộ. Các cuộc đấu tranh đòi độc lập
về kinh tế phát triển mạnh mẽ.
I. Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
- Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và các Đảng
cộng sản đóng vai trò quan trọng trong phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước châu Á, bên cạnh giai cấp tư sản và chính
Đảng của mình lãnh đạo phong trào.
- Sau Chiến tranh, hầu hết các nước đều vùng dậy đấu tranh
giành độc lập và giành thắng lợi ở các mức độ khác nhau, thời
gian khác nhau.
- Phương thức tiến hành đấu tranh: đa dạng: từ khởi nghĩa vũ
trang, đấu tranh chính trị...
- Sau khi giành độc lập các nước đều ra sức phát triển kinh tế
và nhiều nước đã trở thành các nước công nghiệp phát triển
hoặc có nền kinh tế đang phát triển.
- Châu Á hiện nay được coi là một khu vực kinh tế năng động
của thế giới. Nhiều nước đã phát triển có vị thế trên trường
quốc tế: Trung Quốc, Hàn Quốc …

Câu trả lời:

Nhắc đến Lê-nin, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết đó là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga, người đã từng có nhiều câu nói nối tiếng, trong đó có câu: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói trên nhằm khuyên chúng ta phải cố gắng phấn đấu không ngừng trau dồi tri thức về cuộc sống, con người và thế giới xung quanh. Vậy câu nói trên có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ câu nói đó nhé!

Trước hết bạn hiểu “Học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức từ thầy cô, sách vở, bạn bè hay thực tế cuộc sống. Học tập là quá trình tìm tòi, hỏi han để hiểu rõ và mở rộng những tri thức đỗ. thu nhập được. Vậy tại sao chúng ta cần phải học? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có rất nhiều sẽ không trả lời được và xác định đúng việc học cho bản thân mình, còn theo tôi, kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ nhỏ như một giọt nước. Hơn nữa, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, những phát minh ra đời ngày càng nhiều phục vụ cho đời sống con người tốt hơn. Không học hỏi ta sẽ không bắt kịp nhịp độ của xã hội, ta sẽ bị lạc hậu. Chẳng hạn như người công nhân không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề cũng như năng suất. Người giáo viên cũng không ngừng học tập để truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới về mọi lĩnh vực. Nhà bác học Đácuyn cũng đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, hay Ka-li-ni đã từng phát biểu: “Việc học là cuốn sách không trang cuối cùng”. Gần gũi hơn là Bác Hồ của chúng ta với câu nói: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Ngoài ra, nếu không học tập, chúng ta sẽ không đủ khả năng đảm nhiệm những công việc ngày một khó khăn, phức tạp hơn và khi đó chính chúng ta sẽ bị đào thải.

Để học tập thật tốt, chúng ta cần phải xác định mục đích học tập đúng đắn, có như vậy thì việc học mới có ý nghĩa, người học mới cảm thấy thích thú. Từ đó chúng ta sẽ có sức mạnh và nghị lực vượt qua thử thách. Học toàn diện, mọi lĩnh vực: văn hoá, khoa học, tự nhiên, xã hội và còn phải rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội và gia đình. Bên cạnh đó, học phải có phương pháp: học liên tục, không tự bằng lòng với kiến thức đã có, học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi đối tượng. Ngoài ra, cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, học tập với giải trí, rèn lựyện thân thể.

Học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. Để việc học hỏi đạt kết quả thật tôt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì Tổ quôc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng, trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các bạn còn nhớ không? Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại một tác dụng, một kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay, nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở thành nghĩa vụ cua mỗi người công dân.

Câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” là hoàn toàn đúng đắn, đó được xem như là một chân lí của thời đại nhằm nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập, rèn luyện tri thức, đạo đức để xứng đáng là người con của Tổ quốc, người chủ của nước nhà. Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ ràng từ trước đến nay.