Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du

Câu hỏi:

. ĐỀ TUẦN 5
Khi khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
      “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
      Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 1: Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Em hiểu thành ngữ đó như thế nào?
Câu 2: Từ “hờn” trong câu thơ thứ hai bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Việc chép nhầm như thế có ảnh hường đến nội dung của đoạn thơ không? Vì sao?
Câu 3: Qua đoạn thơ trên, kết hợp với sự hiểu biết về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, hãy viết đoạn văn theo phép lập luận Tổng - Phân - Hợp khoảng 14 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều, trong đoạn trích có sử dụng ít nhất một câu cảm thán và một quan hệ từ.
GỢI Ý : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều:
- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng bút pháp nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ thiên gợi, tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
- Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. 
- Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ”: Làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” - nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
- “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” : vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, báo hiệu lành ít, dữ nhiều.