Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Bài 10: Hóa trị

Câu hỏi:

Câu 1: Cho biết nitơ có các hóa trị I, II, III, IV và V. Công thức nào sau đây sai?

A. NO. B. NO2. C. N2O5. D. NO3.

Câu 2: Fe có hóa trị II và III. Công thức hóa học có thể có của Fe với O là:

A. FeO, FeO3. B. FeO, Fe2O3. C. FeO2, FeO3. D. Fe2O2, Fe2O3.

Câu 3: Mangan (Mn) có hóa trị từ II tới VII. Công thức hóa học có thể có của Mn(IV) với O là

A. MnO. B. MnO2. C. Mn2O3. D. MnO3.

Dạng 2:Hóa trị và công thức hóa học

Câu 1: Nguyên tố nào sau đây có hóa trị II trong hợp chất tương ứng?

A. N trong NO2. B. C trong CO. C. Al trong AlCl3. D. S trong SO3.

Câu 2: Nguyên tố clo có hóa trị IV trong hợp chất nào sau đây?

A. HCl. B. Cl2O. C. Cl2O7. D. ClO2.

Câu 3: Lập công thức hóa học của các hợp chất tạo thành từ các nguyên tố sau đây với O (hóa trị II): H, Mg, Cu (I), Cu (II), S (VI), Mn (VII).

Câu 4: Lập công thức hóa học của các hợp chất tạo thành từ các nguyên tố sau đây với H (hóa trị I): S (II), F (I), P (III), C (IV)

Câu 5: Lập công thức hóa học của các hợp chất tạo thành từ

a) Đồng (II) và clo (I).

b) Nhôm (III) và oxi (II).

c) Lưu huỳnh (IV) và oxi (II).

Câu 6: Xác định hóa trị của:

a) Al trong Al2(SO4)3 biết nhóm SO4 có hóa trị II.

b) Ba trong Ba(NO3)2 biết nhóm NO3 có hóa trị I.

c) Nhóm NH4 trong (NH4)2CO3 biết nhóm CO3 có hóa trị II.

Câu 7: Oxit là hợp chất của một nguyên tố vớỉ oxi, clorua là hợp chất của nguyên tố với Cl (I)

Hãy viết công thức hóa học của nhôm oxit, magie oxit, đồng (I) oxit. Tính phần trăm khối lượng oxi trong các hợp chất này.

Viết công thức hóa học của đồng (II) clorua, bạc clorua, natri clorua. Tính phần trăm khối lượng clo trong các hợp chất này.

Câu 8: Một hợp chất của nitơ và oxi có chứa 69,57% khối lượng oxi.

a) Xác định công thức hóa học của hợp chất này biết rằng phân tử khối của nó bằng phân tử khối của hợp chất C2H6O.

b) Xác định hóa trị của N trong hợp chất này.

Chủ đề:

Bài 9: Công thức hóa học

Câu hỏi:

Câu 1: Ý nghĩa của công thức hóa học CO2 là:

A. Phân tử được cấu tạo với 2 nguyên tố là cacbon và oxi.

B. Trong một phân tử có chứa 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.

C. Phân tử khối của CO2 là 44 đvC.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 2: Metan là thành phần chính có trong khí thiên nhiên. Trong một phân tử metan có 1 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử hiđro. Công thức hóa học của metan là

A. CH4. B. C4H. C. CH4. D. CH.

Câu 3: Viết công thức hóa học của các chất sau:

a) Bạc clorua, biết trong phân tử bạc clorua có 1 nguyên tử bạc và 1 nguyên tử clo.

b) Natri suntat, biết trong phân tử natri sunfat có 2 nguyên tử natri, 1 nguyên tử lưu huỳnh và 4 nguyên tử O.

c) Nitơ, biết trong phân tử nitơ có 2 nguyên tử nitơ.

d) Bari oxit, biết trong phân tử bari oxit có 1 nguyên tử bari và 1 nguyên tử oxi.

Câu 4: Cho các công thức hóa học sau đây: NO2, NO, N2O5, Ag, O2, HNO3, HCl, Cl2.

a) Cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất.

b) Xác định phân tử khối của các chất đó.

Câu 5: Cho biết ý nghĩa của các công thức hóa học sau đây: SO3, F2, H2SO4. 

Câu 6: Phân biệt sự khác biệt giữa hai cách viết 2O và O2.

Câu 7: Hợp chất A và B đều tạo nên từ C và H. Tỉ lệ khối lượng giữa C và H trong A và B đều là 80% : 20%. Hỏi A và B có thể là hai chất khác nhau không? Tại sao?                                                 AI CÓ THỂ GIÚP MÌNH ĐC KO

 

Chủ đề:

Bài 2: Chất

Câu hỏi:

Câu 1: Khối lượng tính theo kg của 1 đvC là

A.  kg. B.  kg. C.  kg. D.  kg.

Câu 2: Khối lượng thực (g) của nguyên tử nguyên tố Urani () là

A.  g. B.  g. C.  g. D.  g.

Câu 3: Nguyên tử khối của nguyên tử Fe là

A. 56 kg. B. 56 đvC. C. 12 đvC. D. 12 kg.

Câu 4: Nguyên tử khối của cacbon là 12 đvC. Nguyên tử bạc nặng gấp 9 lần nguyên tử cacbon. Nguyên tử khối của bạc là

A. 108 kg. B. 108 đvC. C. 1,33 đvC. D. 1,33 kg.

Câu 5: Nguyên tử khối của O là 16 đvC. Nguyên tử khối của S là 32 đvC. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử O nặng gấp 2 lần nguyên tử S.

B. Nguyên tử O nặng gấp 4 lần nguyên tử S.

C. Nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O.

D. Không thể so sánh được khối lượng nguyên tử O và S.

Câu 6: Sử dụng bảng 1, trang 42 SGK hãy tìm nguyên tử khối của các nguyên tử sau: Ag, He, S. Hãy tính tỉ số khối lượng giữa các nguyên tử trên với nguyên tử O. 

Câu 7: Có bốn nguyên tố hóa học: C, S, O, Cu. Hãy cho biết trong số này, nguyên tử nguyên tố nào nặng nhất, nhẹ nhất? Hãy tính tỉ số khối lượng giữa nguyên tố nặng nhất và nhẹ nhất.

Câu 8: Khối lượng thực của một nguyên tử . Tính khối lượng thực (g) của nguyên tử một số nguyên tố sau: ; ; .

Câu 9: Xác định tên các nguyên tố hóa học mà nguyên tử khối bằng 16 đvC, 108 đvC, 31 đvC.

Câu 10: Nguyên tử một nguyên tố có 7 proton. Hãy xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.