Chủ đề:
Bài 12: Sự biến đổi chấtCâu hỏi:
Bài 1.Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng hóa học sau
a)Thanh sắt đunnóng, dát mỏng vàuốn cong được.b)Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.c)Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.d)Nhựa đường đung nở nhiệt độ cao nóng chảy.e)Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.f)Quá trình quang hợp của cây xanh.g)Sự đông đặc ở mỡ động vật.h)Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.i)Quá trình bẻ đôi viên phấn.j)Quá trình lên men rượu.k)Quá trình ra mực của bút bi.l)Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu.m)Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.n)Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.o)Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2p)Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên.q)Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.r)Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.s)Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét.t)Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh.u)Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám.v)Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường.w)Để làm giảm độ chua của đất trồng cầnphải bón vôi.x)Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để rửa mặn.y)Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.z)Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua.aa)Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.bb)Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường