Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (5)

Đang theo dõi (3)


Đọc kĩ đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.”

1. Đoạn văn trên thuộc kiểu vănbản:

A –Miêu tả                                 B – Tự sự              C –Biểu cảm                                                D – Nghị luận

2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A – Miêu tả          B –Tự sự                         C –Biểu cảm                          D – Nghị luận

3. Trong câu “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” là:

A –Dẫn chứng                         B –Ý kiến               C – Lí lẽ                  D – Dẫn chứng và lí lẽ,

4. Dòng nào thể hiện rõ ý kiến của đoạn văn trên?

A – Sự giản dị của Bác trong đời sống

B – Sự giản dị của Bác trong tác phong

C – Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết

D – Sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người

5. Câu : “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất” trong đoạn văn trên là :

A –Ý kiến                                                B – Lí lẽ

C – Dẫn chứng                                      D – Cả ba trường hợp trên đều khôngđúng

6. Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?

A –Giản dị                      B –Quý trọng              C –Phục vụ                  D – Thức ăn

Câu 7. Từ đoạn văn phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 – 5 dòng để trả lời câu hỏi: “Vì sao văn bản trên là văn bản nghị luận”? (2điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vàichiếcnhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh….

(Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)

Câu 1.Đoạn trích trên được sử dụng phương thức biềuđạt:

A –Tự sự               B –Biểu cảm      C – Miêutả          D – Tự sự kết hợp với miêutả

Câu2. Thể loại của đoạn tríchtrên?

A.                     Thể kí               B. Thểtùybút              C. Thểhịch        D. Thể truyệnngắn

Câu3. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí?

B.                      Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếutố tưởng tượng kìảo.

C.                      Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câungắn.

D.                     Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.

E.                      Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trungđại

Câu4. Câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” Được tác giả sử dụng biện pháp tutừ:

F.                       Nhânhóa                     B. So sánh                       C. Ẩndụ              D. Điệp từ

Câu5. Từ nào trong câu văn : “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.” được được dùng theo theo nghĩachuyển:

A.Bão                              B.Bể                      C.Kính                             D. Chân

Câu6. Những từ sau từ nào không phải là từmượn?

G.                     Bìnhminh       B.Trường thọ            C. Chài lưới                     D. Lễphẩm

Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách chọn đáp án đúng:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

                                                   (Ca dao)

Câu 1: Bài ca dao được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt                                              B. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Tự do                                                                  D. Lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt của bài ca dao là:

A. Tự sự                          B. Biểu cảm                     C. Miêu tả                        D.Nghị luận

Câu 3:Bài ca dao được gieo vần ở những tiếng nào?

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

 A. Ra – cha ; cha – đạo                       B. Ra – cha; cha - là

 C. Sơn – ra ; cha – là                           D. Ra – cha;  Cha – con ;

Câu 4: Nội dung chính của bài ca dao là gì?

A. Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ.

B. Nhắc nhở bổn phận làm con

C. Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con

D. Nhắc nhở về công lao sinh thành của cha mẹ,

Câu 5:Từ nào dưới đây là từ mượn:

A. Hiếu                  B. Con                   C. Cha                   D. Nguồn

Câu 6: Bài ca dao được sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào?

A. Hoán dụ                      B. Nhân hóa          C.So sánh             D.Điệp từ

Đọc đoạn văn sau và chọn 1 đáp án đúng ghi vào giấy kiểm tra.

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình (1). Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết (2). Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca (3). Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa (4). Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài (5). […]

   (Theo Hoài Thanh: Ý nghĩa văn chương)

Câu1. Đoạn văn trên có phương thức biểu đạt chính là gì?

A. Tự sự              B. Miêu tả                     C. Biểu cảm                       D. Nghị luận

Câu2. Nội dung của đoạn văn trên là?

A.  Kể lại chuyện nhà thi sĩ Ấn Độ gặp con chim bị thương

B. Bày tỏ cảm xúc của nhà thi sĩ Ấn Độ với con chim bị thương

C. Nêu ý kiến về nguồn gốc cốt yếu của văn chương    

D. Miêu tả con chim bị thương

Câu3. Câu văn nào nêu ý kiến của tác giả?

A. Câu 1             B. Câu 5           C. Câu 2        D. Câu 4

Câu4. Đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. 1                     B. 2                 C. 3                 D. 4

Câu5. Từ nào là từ mượn?

A. Thi sĩ                    B. Run rẩy                 C. Câu chuyện                 D. Quả tim

Câu6. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là?

A. Bắt nguồn từ lao động

B. Bắt nguồn từ tôn giáo

C. Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài

D. Bắt nguồn từ nhu cầu giải trí của con người

 Đọc bài thơ sau và chọn 1 đáp án đúng ghi vào giấy kiểm tra.

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời,

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

( Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29)

Câu1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát              B. Tựdo                     7. Bốnchữ                       D. Nămchữ

Câu2. Trong bài thơ, những âm thanh nào không được được tác giả nhắc đến?

A.Tiếng ve     B.Tiếng ru “ạ ời”     C. Tiếng võng kẽo cà     D. Tiếng khóc của con

Câu3. Câu thơ “Con ve cũng mệt vì hè nắng oi” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa                     B. Ẩn dụ                 C. So sánh                 D. Hoán dụ

Câu4. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Người mẹ             B. Người con           C. Cả mẹ và con        D. Ngôi sao, ngọn gió.

Câu5. Nội dung biểu đạt của bài thơ là gì?

A. Thời tiết nắng nóng khiến những chú ve cảm thấy mệt mỏi

B. Khẳng định tình yêu thương và vị trí, ý nghĩa cao cả thiêng liêng của mẹ trong đời sống của mỗi người con.

C. Con cái phải biết ơn vì mẹ vì mẹ đã quạt và ru cho con ngủ.

D. Công lao nuôi nấng con cái của mẹ.

Câu6. Cách ngắt nhịp trong 3 cặp thơ đầu của bài thơ lần lượt là:

A. 2/4; 3/5                B. 3/3; 4/4              C. 2/4; 2/6              D: 2/4; 4/4