Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

An Dương vương (chữ Hán: 安陽王), tên thật là Thục Phán (蜀泮),[2] là người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang.

An Dương vương
安陽王Vua Việt Nam

Tượng An Dương Vương ở Quận 5, Tp. HCM

Quốc vương nước Âu LạcTại vị257 - 208 TCN/208 - 179 TCN[1]Tiền nhiệmSáng lập triều đạiKế nhiệmTriều đại sụp đổThông tin chungMất179 TCN[1]Thê thiếpThục NươngHậu duệMỵ ChâuTên đầy đủThục PhánTước hiệuAn Dương vương (?)Thân phụThục Chế

Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua Âu Lạc kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN.[3] Các sử gia hiện đại căn cứ vào Sử ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm.[4]

Mục lục

Nguồn gốcSửa đổi

Vào thời kỳ Hồng Bàng cách đây 2.300 năm, ở vùng Bắc bộ Việt Nam và phía Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có các bộ tộc người Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt. Nhà nước Văn Lang do Hùng Vương đứng đầu cai trị người Lạc Việt. Thục Phán là vua người Âu Việt, sau 1 cuộc xung đột (sử sách không ghi rõ chi tiết), ông đã đánh bại Hùng Vương, thống nhất hai tộc Âu Việt và Lạc Việt vào chung 1 triều đình. Ông đổi quốc hiệu thành Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Có ca dao:

Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây

”Nghi vấnSửa đổi

Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc[5] mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục. Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn năm 945 SCN), dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống 420 – 479) cũng chỉ ghi "vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ", vua Thục ở đây không rõ là tên họ hay là tên miền đất cai trị.

Tựu trung, cả hai thuyết đều chưa được chứng minh bằng các di tích khảo cổ hoặc văn tự ghi chép lại. Song có thể khẳng định: An Dương Vương là lãnh đạo người Âu Việt ở lân cận nước Văn Lang, cùng sống trên địa bàn miền Bắc Việt Nam hiện nay. Sau một thời gian, ông đã lãnh đạo người Âu Việt tiêu diệt nước Văn Lang, thống nhất cả hai nhóm Âu Việt và Lạc Việt dưới một quốc gia, hai nhóm này hòa nhập với nhau và chính là tổ tiên của người Kinh ở Việt Nam ngày nay.

Lập quốcSửa đổi

Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:

Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc.[6]

Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, 945 SCN), quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống 420 – 479) chép:

"Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu. Sau có vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ. Đất nước ấy ở phía đông huyện Bình Đạo ngày nay. Thành nước ấy có chín vòng, chu vi chín dặm, dân chúng đông đúc".

Tục truyền rằng khi lên ngôi, Thục Phán mới 22 tuổi và làm vua được 50 năm.[7] Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng ông làm vua từ năm 257 tới 208 TCN. Nhưng theo đối chiếu với Sử ký Tư Mã Thiên thì niên đại chính xác có lẽ là khoảng năm 208 tới 179 TCN.

Thục Phán sau khi lấy được Văn Lang nhanh chóng ổn định quân đội, treo bảng cầu hiền, những tù trưởng thuộc Văn Lang cũ vẫn giữ nguyên chức vụ, ông lấy hiệu là An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc, bộ máy nhà nước thời Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Đứng đầu trong bộ máy hành chính ở trung ương vẫn là Vua và Lạc hầu - Lạc tướng. Đứng đầu các bộ vẫn là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ vẫn là Bồ chính. Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị đất nước.

Chống quân TầnSửa đổi

Bài chi tiết: Chiến tranh Tần-Việt

Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sáp nhập sáu nước sau nhiều năm hỗn chiến thời Chiến Quốc. Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay. Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Khi vào lãnh thổ phía Đông Bắc nước Âu Lạc, quân Tần gặp phải cuộc kháng chiến trường kì của người Việt do Thục Phán chỉ huy.

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.

Mũi tên đồng tại Thành Cổ Loa.

Năm 218 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm năm đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Âu Lạc, đạo quân thứ nhất do tướng Sử Lộc chỉ huy đã đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng Dịch Hu Tống (譯吁宋), chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Bên kia chiến tuyến, Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Âu Lạc, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, dân Âu Lạc làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần chiến đấu trong nhiều năm, Đồ Thư tổ chức tấn công-tiêu diệt không hiệu quả, dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân nhà Tần đã kiệt sức vì thiếu lương, thì quân dân Âu Lạc do Thục Phán chỉ huy mới bắt đầu xuất trận, quân Tần muốn tiến hay lui đều bị người Âu Lạc bủa vây đánh úp. Quân của Thục Phán đánh tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ tấn công quân Tần. Đồ Thư lúc này mới hối hận, không biết chớp thời cơ, bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sử ký Tư Mã Thiên mô tả tình trạng quân Tần lúc bấy giờ như sau:

Đóng binh ở đất vô dụng… Tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết trông nhau.

Theo Hoài Nam Tử, tướng Đồ Thư bị giết, quân Tần thây phơi máu chảy mấy mươi vạn, nước Tần phải lấy tù nhân bị lưu đày để bổ sung quân đội.

Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.

Xây thành Cổ LoaSửa đổi

Bài chi tiết: Thành Cổ Loa

Bề mặt ngói ống tại Cổ Loa

Tượng Rùa tại Đền Cuông.

Sau chiến thắng trước quân Tần, danh tiếng của Thục Phán vang vọng khắp vùng. Một trong những thủ lĩnh Văn Lang là Cao Lỗ, đã giúp An Dương Vương xây Thành Cổ Loa và chế tạo nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một phát).

Nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự,