CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH
ND Oxi-ozon
Câu 1. Vị trí của oxi trong bảng HTTH là
A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA. B. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
C. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA. D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 2. Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào dưới đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng B. Điện phân nước
C. Điện phân dung dịch NaOH D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2
Câu 3. Trong sản xuất, oxi được dùng nhiều nhất
A. để làm nhiên liệu tên lửa. B. để luyện thép.
C. trong công nghiệp hoá chất. D. để hàn, cắt kim loại.
Câu 4. Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày
A. Ozon là một khí độc.
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Ozon có tính tẩy màu.
D. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.
Câu 5. Ozon là chất khí cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì
A. Nó làm cho trái đất ấm hơn.
B. Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất.
C. Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím).
D. Nó phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian để tạo khí freon.
Câu 6: Chọn câu trả lời sai:
A. Oxi hoá lỏng ở -1830C. B. O2 lỏng bị nam châm hút.
C. O2 lỏng không màu. D. Trong tự nhiên oxi có ba đồng vị.
Câu 7: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. CaCO3 B. KMnO4 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3
Câu 8: Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt, người ta thường cho thêm một ít bột natri peoxit (Na2O2). Do Na2O2 tác dụng với nước sinh ra hiđro peoxit (H2O2) là chất oxi hóa mạnh có thể tẩy trắng được quần áo qua hai phản ứng: Na2O2 + 2H2O -> 2NaOH + H2O2 và 2H2O2 -> 2H2O + O2. Vì vậy, người ta bảo quản tốt nhất bột giặt bằng cách
A. cho bột giặt vào trong hộp không và để ra ngoài ánh nắng.
B. cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để trong bóng râm.
C. cho bột giặt vào trong hộp kín và để nơi khô mát.
D. cho bột giặt vào hộp có nắp và để ra ngoài nắng.
Câu 9: Chỉ ra phương trình hóa học đúng?
A. 4Ag + O2 2Ag2O B. 6Ag + O3 3Ag2O
C. 2Ag + O3 Ag2O + O2 D. 2Ag + 2O2 Ag2O + O2
Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
C. Sát trùng nước sinh hoạt. D. Chữa sâu răng.
ND Lưu huỳnh và hợp chất
Câu 11: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là:
A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns2np2.
Câu 12. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA. B. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
C. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA. D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 13: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là
A. Na. B. Cl. C. O. D. S.
Câu 14: Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?
A. CO2. B. SO2. C. O2. D. H2S.
Câu 15: Hãy chỉ ra câu trả lời sai về SO2:
A. SO2 làm quỳ tím ẩm hóa đỏ, sau đó mất màu.
B. SO2 làm mất màu nước Br2.
C. SO2 là chất khí, mùi hắc, màu vàng, rất độc.
D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng.
Câu 16: Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S:
A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.
Câu 17: SO2 có tính oxi hoá và có tính khử vì trong phân tử SO2,
A. nguyên tử S có mức oxi hoá trung gian. B. nguyên tử S có mức oxi hoá cao nhất.
C. nguyên tử S có mức oxi hoá thấp nhất. D. nguyên tử S còn có một đôi electron tự do.
Câu 18: Cho các phản ứng sau:
1. 2SO2 + O2 2SO3 2. SO2 + 2H2S 3S + 2H2O2
3. SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr 4. SO2 +NaOH NaHSO3.
Các phản ứng mà SO2 có tính khử là
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 3. D. 1, 4.
Câu 19: Hãy chọn phản ứng mà SO2 có tính oxi hoá?
A. SO2 + Na2O Na2SO3
B. SO2 + 2H2S 3S + 2H2O
C. SO2 + H2O + Br2 2HBr + H2SO4
D. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Câu 20: Chọn phản ứng không đúng trong các phản ứng sau đây:
A. H2SO4 đặc + FeO FeSO4 + H2O.
B. H2SO4 đặc + 2HI I2 + SO2 + 2H2O.
C. 2H2SO4 đặc + C CO2 + 2SO2 + 2H2O.
D. 6H2SO4 đăc + 2Fe Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
Câu 21: Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng
A. quỳ tím. B. dung dịch muối Mg2+.
C. dung dịch chứa ion Ba2+. D. chỉ có thể dùng Ba(OH)2.
Câu 22: Để thu được CO2 từ hỗn hợp CO2, SO2 , người ta cho hỗn hợp đi chậm qua
A. dung dịch nước vôi trong dư. B. dung dịch NaOH dư.
C. dung dịch Br2 dư. D. dung dịch Ba(OH)2 dư.
Câu 23: Trong các oxit sau oxit nào không có tính khử?
A. CO B. SO2 C. SO3 D. FeO
Câu 24: Để pha loãng dd H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào trong các cách sau đây?
A. Cho từ từ nước vào axit đặc và khuấy đều. B. Cho từ từ axit đặc vào nước và khuấy đều.
C. Cho nhanh nước vào axit đặc và khuấy đều. D. Cho nhanh axit đặc vào nước và khuấy đều.
Câu 25. Chọn câu trả lời sai về lưu huỳnh?
A. S là chất rắn màu vàng. B. S không tan trong nước.
C. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém. D. S không tan trong các dung môi hữu cơ.
Câu 26. Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường?
A. Al. B. Fe. C. Hg. D. Cu.
Câu 27. Lưu huỳnh có các mức oxi hóa là
A. +1; +3; +5; +7. B. -2, 0, +4, +6.
C. -1; 0; +1; +3; +5; +7. D. -2; 0; +6; +7.
Câu 28. Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây?
A. F2. B. Al. C. H2SO4 đặc. D. O2.
Câu 29. Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách
A. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân. B. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân. D. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Câu 30. Trong hợp chất nào, nguyên tố S không thể hiện tính oxi hóa
A. Na2S B. SO2 C. Na2SO3 D. H2SO4
Câu 31. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với S?
A. O2, Fe, H2, H2SO4 đặc. B. O2, Zn, CuO, H2S.
C. H2O, HCl, Mg, H2SO4. D. Cu, Zn, H2, HCl.
Câu 32: Kết luận gì có thể rút ra được từ 2 phản ứng sau: H2 + S H2S (1) ; S + O2 SO2 (2)
A. S chỉ có tính khử. B. S chỉ có tính oxi hóa.
C. S có tính khử và có tính oxi hóa. D. S chỉ tác dụng với các phi kim.
Câu 33: Axit sunfuric đặc, nguội có thể đựng trong bình chứa làm bằng:
A. Cu. B. Ag. C. Ca. D. Fe.
Câu 34: Khi cho Al vào các axit sau, trường hợp nào không xảy ra phản ứng?
A. HCl. B. H2SO4 đặc nóng. C. H2SO4 loãng. D. H2SO4 đặc, nguội.
Câu 35: Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hidrosunfua (H2S) vào dung dịch
A. Pb(NO3)2 B. Br2 C. Ca(OH)2 D. Na2SO3
Câu 36: Cho phản ứng: H2S + 4Cl2 + 4H2O ® H2SO4 + 8HCl.
Câu phát biểu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
Câu 37: Phản ứng nào sau đây H2S không có tính khử?
A. H2S + 4Cl2 + 4H2O ® H2SO4 + 8HCl. B. H2S + 2NaOH ® Na2S + 2H2O.
C. 2H2S + 3O2 ® 2H2O + 2SO2. D. 2H2S + O2 ® 2H2O + 2S.
Câu 38: Kim loại nào sau đây khi phản ứng với axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng đều thu được cùng một muối?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 39: Chất nào sau đây có tên là natri sunfua?
A. Na2S. B.Na2SO3. C. Na2SO4. D. Na2S2O3.
Câu 40: Kim loại nào sau đây sẽ bị thụ động hóa khi gặp dd H2SO4 đặc, nguội?
A. Al và Zn. B. Al và Fe C. Fe và Cu. D. Fe và Mg.
Câu 41: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Al.
Câu 42: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng?
A. Au. B. Fe. C. Mg. D. Al.
Câu 43: Nhận xét nào sau đây diễn tả đúng tính chất của lưu huỳnh?
A. Có tính khử và tính oxi hóa . B. Chỉ có tính khử không có tính oxi hóa. C. Chỉ có tính oxi hóa không có tính khử. D. Không có cả tính khử và tính oxi hóa.
Câu 44: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không phải là tính chất của axit sunfuric đặc nguội?
A. Làm than hóa vải, giấy, đường saccarozơ. B. Tan trong nước, tỏa nhiệt.
C. Háo nước. D. Hòa tan được kim loại Fe, Al.
Câu 45: Nhận xét nào sau đây diễn tả đúng nhất tính chất của H2SO4 đặc?
A. Có tính oxi hóa mạnh và rất háo nước .
B. Có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh và rất háo nước.
C. Có tính axit mạnh.
D. Có tính axit mạnh và háo nước.
Câu 46: Trong phương trình SO2 + Br2 + 2H2O à 2HBr + H2SO4. vai trò của các chất là:
A.SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa B.SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử
C.Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử D.SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa
Câu 47: Hoà tan hỗn hợp kim loại gồm (Al, Fe, Cu, Ag) trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn không tan. Thành phần chất rắn đó gồm:
A. Cu B. Ag C. Cu, Ag D. Fe, Cu, Ag
Câu 48: Chất không phản ứng với O2 là
A. SO3 B. P C. Ca D. C2H5OH
Câu 49: Axit H2SO4 đặc nóng tác dụng với chất nào sau đây thu được ba oxit?
A. C. B. S. C. Fe. D. Al.
Câu 50: Axit H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào sau đây
A. CO2. B. H2S. C. NH3. D. SO3.
Câu 51: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2.