Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 146
Điểm GP 38
Điểm SP 17

Người theo dõi (9)

mi min
Minh Minh
Minh _Phan

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Tham khảo nhé:

                                             Bài làm

 Hôm nay, trong lúc kiểm tra lại những món đồ quý mà mình cất giữ trong kho. Ta lại nhìn thấy chiếc cung tên bằng vàng to lớn. Ngày xưa, nhờ chiếc cung tên này, mà ta đã bắn bị thương đại bàng, giúp giải cứu vợ mình - công chúa Nguyệt Nga. Chiếc cung đó, không phải do ai tặng cho ta cả. Mà chính là chiến lợi phẩm ta dành được sau khi giết chết chằn tinh, giúp dân trừ hại.

 Còn nhớ hồi đó, ta mới chỉ là một chàng thanh niên mới lớn, rất lương thiện và thật thà. Ta được một người bán rượu tên là Lý Thông rủ kết nghĩa huynh đệ. Từ đó, ta dọn về nhà hắn sống, thay hắn làm hết mọi việc nặng nhọc trong nhà. Một hôm, Lý Thông nhờ ta ra trông đền một đêm thay hắn vì hắn đang cất dở mẹ rượu. Không chút nghi ngờ, ta liền xách rìu lên và đi thẳng ra đến. Đến nơi, ta cứ cảm giác ngôi đền này có gì đó rất kì lạ. Cảm giác lạnh lẽo, âm u, rờn rợn. Nhưng do từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ được vào đền buổi tối nên ta tặc lưỡi cho qua. Tìm một góc nhỏ trong đền, ta nằm xuống, đặt chiếc rìu bên cạnh rồi thiếp đi. Khi ta đang say ngủ, tự nhiên có những âm thanh kì lạ, như là có một con vật to lớn nào đó đang tiến lại gần. Ngay lập tức, ta bật dậy, cầm rìu lên và nghiêm túc quan sát. Từ trong bóng tối, hai cái đèn lồng đỏ rực tiến lại gần. Khi nó tiến vào cửa đền, ta mới nhận ra, đó là đôi mắt của một con chằn tinh to lớn. Thấy ta, nó mở to miệng gào lên một tiếng để de dọa. Nếu là người bình thường thì chắc đã hoảng sợ và bỏ chạy hoặc ngất xỉu. Nhưng ta thì khác. Ngửi thấy mùi tanh nồng nặc từ miệng chằn tinh, ta biết rằng nó đã từng ăn thịt rất nhiều người dân vô tội. Nghĩ đến đó, sự căm giận bùng lên như một ngọn lửa lớn trong tim ta. Ngay lập tức, ta cầm rìu và xông về phía chằn tinh. Thoạt đầu, nó có vẻ bất ngờ khi một con người lại dám tấn công nó, nhưng ngay lập tức, nó liền gầm lên rồi lao về phía ta. Cả hai bên đụng mạnh vào nhau, rồi ngã sóng xoài ra đất. Sau cú va chạm đó, ta nhận ra rằng mình không thể dùng sức để đấu với nó được. Thế là ta giả vờ tấn công để dụ chằn tinh vào sâu trong đền. Bên trong đền có rất nhiều cột kèo, khiến cho thân hình to lớn và dài của nó bị kẹt lại, gặp khó khăn khi di chuyển. Nhân cơ hội đó, ta núp sau những chiếc cột, tấn công vào chỗ yếu của nó. Sau vài lần như vậy, cuối cùng chằn tinh sằm hấp hối. Ngay lập tức, ta lao lên, chém đứt đầu nó xuống. Tự nhiên, từ trong vết chém, rớt ra một chiếc cung bằng vàng, nặng trịch và cứng cáp. Vô cùng vui sướng, ta xách theo chiếc cung và đầu chằn tinh rồi chạy vội về nhà.

 Sau lần đó, ta đã nhiều lần rơi vào nguy hiểm. Nhưng lần nào ta cũng thành công vượt qua, tiêu diệt cái ác. Nhờ vậy, ta được kết hôn với công chúa Quỳnh Nga và kế thừa ngôi báu.

Câu trả lời:

                                                        Đoạn văn 1

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

                                                            Đoạn văn 2

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Câu trả lời:

                                           Dàn ý làm bài

Mở bài:+ Cảm xúc khi Tết đến, xuân về trên quê hương.Thân bài:+ Không khí, cảnh sắc của cảnh vật, thiên nhiên khi Tết đến, xuân về: tất cả bừng lên sức sống mạnh mẽ.+ Không khí, cảnh sắc trong cuộc sông con người khi Tết đến, xuân về: rộn rã đón chào một năm mới với nhiều niềm vui và hi vọng ở tương lai.Kết bài:+ Khẳng định cảm xúc về vẻ đẹp của quê hương khi xuân về.

                                                     Bài làm

  Vậy là giá rét cũng sắp qua, những ngày ấm áp cũng sắp đến. Một vài cánh én bay liệng trên bầu trời khiến lòng người ai nấy đều xốn xang. Thế là xuân sắp sang rồi ư. Nhanh quá, xuân đã về đến đầu ngõ quê tôi rồi...  Làng quê mỗi dịp Tết đến, xuân về bao giờ cũng nhiều sự thay đổi. Tiết trời không còn lạnh lẽo, buốt giá nữa. Nàng Xuân về mang theo bao hơi ấm. Gió thổi dìu dịu, bầu trời được đẩy lên cao hơn, trong lành, dễ chịu. Cây cối bỗng tươi tắn trở lại. Sau những ngày dài được nàng Đông ấp ủ giờ đây chồi non đang nhú lên mạnh mẽ. Hoa lá, chim muông cũng bắt đầu khoe hương, khoe sắc ngạt ngào, khoe giọng hót trong trẻo, thanh ca. Đến những cây cỏ bé xíu cũng khoe màu xanh non mượt mà. Những luống mạ đã lên xanh trên đồng sau những ngày dài dầm mình trong làn nước lạnh buốt. Các bà, các mẹ cũng đã trút được nỗi âu lo khi nhìn mạ xanh trên đồng. Đi ra khỏi nhà, chợt thấy con đường ướt mưa xuân, thấy hơi hụt hẫng và bất ngờ khi mùa Đông trôi qua nhanh thế, dường như nó vừa biến mất một cách kì lạ nhường chỗ cho Xuân. Mưa xuân chẳng làm ướt ai, mưa nhẹ đặt mình lên áo, lên tóc người đi đường để rồi mang về nhà không khí của mùa xuân. Đi dạo khắp các con đường, đâu đâu cũng rực rỡ sắc xuân, những bông hoa e thẹn chờ ngày Tết đến để đơm hoa nở rộ chào đón Xuân về. Những cành mai gầy guộc, những cành đào rét run vì lạnh đã vượt qua được cả một mùa đông khắc nghiệt sẽ tiếp tục đơm bông, sáng lên như ánh sao trong các ngôi nhà và đặc biệt mang lại cả một mùa xuân ấm áp đến cho mọi người. Mùa xuân đến rất gần, nó đã chạm nhẹ vào các cửa nhà rồi.

  Bỏ lại sau lưng những nỗi lo âu muôn thủa, nỗi buồn vất vả của một năm đã qua, mọi người tất bật sắm những bộ quần áo mới, hái lá dong, đong gạo nếp, đỗ xanh và tấp nập trang hoàng nhà cửa, sửa sang bàn thờ tổ tiên. Nhà nào cũng có những câu đối đỏ cùng những bức tranh xuân đẹp mắt. Bọn trẻ con chạy tung tăng khoe quần áo mới nơi từng con ngõ, mấy chú cún con, mèo con bỗng thân nhau lạ, đùa vui cùng nhau dưới nắng ấm, đôi khi mắt tròn xoe trước cảnh bao người rộn ràng đi lại. Mùa xuân cũng là mùa mọi nhà đoàn tụ. Những người con xa quê dù ở đâu cũng đáp chuyến tàu về ăn Tết cùng cha mẹ. Nhà nào cũng rộn tiếng cười nói. Không chỉ có âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ mùa xuân còn có hương vị ngọt ngào. Những ngày giáp Tết, nhà nhà còn chuẩn bị bếp lửa than liu riu làm mứt gừng, mứt dừa. Cả ngày ba mươi, cả nhà bận rộn với mấy mâm lá chuối, lá dong, thau nếp, rổ nhân đậu xanh gói bánh chưng, bánh tét, rồi đêm ấy còn hồi hộp ngồi canh nồi bánh chưng. Những chiếc bánh to, vuông vức, xanh rền được kéo ra nằm yên trên chiếc nia khiến ai cũng nức lòng. Tối ấy, cả nhà còn quây quần bên nhau đợi đến phút giao thừa. Cái khoảnh khắc chuyển mùa thiêng liêng ấy, tiếng pháo được cất lên, để cảm giác hồi hộp chờ pháo nổ kéo dài, để rồi háo hức, bất ngờ đến giật mình khi nghe tiếng nổ giòn giả báo hiệu một năm đầy ắp niềm vui.  Tết đến, xuân đã về, mọi người đều được mặc áo mới đi chúc Tết nhau. Trẻ con được theo chân bố mẹ về quê mừng tuổi ông bà, thăm bà con hàng xóm. Chúng vui mừng nhất là khi được nhận những phong bao lì xì màu đỏ. Xuân về cũng khiến cho con người mang một sức sống mới. Sức sống ấy mạnh mẽ, căng tràn ra ngoài như con thú ngủ đông, sau những ngày tránh rét chui ra ngoài đón ánh sáng. Xuân thật đáng yêu.  Đi giữa nắng vàng ấm của mùa xuân, chợt nghe đâu đây tiếng nhạc xuân vang lên rộn ràng khiến lòng dậy lên những cảm giác giao mùa. Ai cũng công nhận, xuân là mùa của hạnh phúc, mùa của tình yêu, nên dù xuân có khoác lên mình chiếc áo màu nào đi nữa thì nó vẫn mang đến cho con người, cảnh vật không khí, màu sắc đẹp nhất. Hãy yêu xuân hết mình nhé !