Cho nhận xét sau: "Khổ thơ cuối trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" đã hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người chiến sĩ vận tải Trường Sơn trong những năm tháng chiến đấu chống Mĩ". Coi nhận xét trên là câu chủ đề, em hãy viết đoạn văn diễn dịch 10-12 câu làm sáng tỏ nhận xét trên.
Dưới đây là một đoạn trong "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ)
... "Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ."...
Câu 1: Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
Câu 2: Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó nhân vật thể hiện phẩm chất và mong ước gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.
Câu 3: Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kỳ là những yếu tố kỳ ảo. Nêu hai chi tiết kỳ ảo trong truyện " Người con gái Nam Xương".
Bài 1: Ở người, mắt nâu là trội so với mắt xanh. Cả 2 bố mẹ đều mắt nâu sẽ sinh ra những người con có màu mắt thế nào? Xác định kiểu gen bố mẹ và con
Bài 2: Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất:
a) AABB x AaBb
b) AAbb x Aabb
c) AAbB x AABb
d) Aabb x aabb
Bài 1: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày, có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?"
1.Đoạn văn trên là lời nói của ai với ai? Nói về điều gì? Qua lời nói đó, em thấy nhân vật xưng "ta" là người thế nào?
2. Trong văn bản này, nhân vật xưng "ta" được tác giả khắc họa là người thế nào? Hãy liệt kê những vẻ đẹp của nhân vật này?
3. Ghi lại những câu phủ định trong đoạn văn trên? Cho biết tác dụng của câu phủ định đó
4. Theo em nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính trong tác phẩm?
Bài 2: Cho đoạn trích sau: "Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội..."
1. Trước hành động của Sở và Lân, vua Quang Trung đã có quyết định như thế nào? Vì sao? Quyết định ấy cho em hiểu gì về nhân vật?
Bài 3: Cho đoạn trích sau: "Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn; hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất"; vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi (theo Dã sử, thì lúc này vua Quang Trung sai đốt hết lương thực và tự mình quấn khăn vàng vào cổ để tỏ ý quyết chiến quyết thắng, không chịu lùi). Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình."
1. Đoạn văn cho em biết về sự kiện nào? Em hiểu thế nào là dàn trận chữ "nhất"?
2. Em hãy nhận xét về nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích trên?
3. Cách ghép ván và dàn trận như vậy gợi cho em cảm nhận gì về vua Quang Trung?
Bài 4: Cho đoạn trích sau: "Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê ở thành Thăng Long, tuyệt nhiên không nghe tin cấp báo gì cả cho nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc. Nào hay cuộc vui chưa tàn, cơ trời đã đổi. Ngày mồng 4 bỗng thấy quân ở đồn Ngọc Hồi chạy về cáo cấp. Thật là: "Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên"."
1. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu "Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên". Đây là cách dẫn nào? Vì sao em biết?
2. Tôn Sĩ Nghị và vua Lê được khắc họa ra sao trong tác phẩm?
Bài 5: Trong hồi thứ 14 tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí", tác giả viết: Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!
1. Xét theo mục đích nói, câu "Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!" thuộc kiểu câu gì?
2. Trước khi đem quân ra Bắc, nhà vua hẹn với các tướng ngày mùng 7 mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long song thực tế còn đến thành sớm hơn hai ngày. Điều đó cho thấy Quang trung là người thế nào? Ngoài phẩm chất ấy, trong hồi thứ 14 của tác phẩm, ông còn có những phẩm chất, vẻ đẹp nào nữa?
3. Tài năng, phẩm chất, hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận của vua Quang Trung khiến chúng ta liên tưởng tới vị đại tướng nào?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng: - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy dều là chuyện cũ rành rành của triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quân huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn…
Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy) nêu suy nghĩ của bản thân về lòng yên nước của con người Việt Nam