Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Linh chi

Chủ đề:

Chương IV: Phân bào

Câu hỏi:

1,Gen A có 540 Guanin và gen a có 450 Guanin.Cho hai cá thể F1 đều có kiểu gen Aa lai với nhau,đời F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 Xytozin.Kiểu gen của loại hợp tử F2 nêu trên là

Câu 1. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, bạn hãy cho biết những phát biểu nào sau đây sai? 
A. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.

B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.

C. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.

D. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.

E. Hệ tuần hoàn bé thực hiện chức năng thải CO2, nhận O2, đồng thời giúp máu chuyển từ nửa tim trái sang nửa tim phải. 
Câu 2. Khi giải thích đặc điểm thích nghi của phương thức trao đổi khí ở cá chép với môi trường nước, bạn hãy cho biết những kết luận nào sau đây là đúng ?  
A. Các cung mang, các phiến mang xòe ra khi có lực đẩy của nước.

B. Miệng và nắp mang cùng tham gia hoạt động hô hấp.

C. Cách sắp xếp của các mao mạch trên mang giúp dòng nước qua mang chảy song song cùng chiều với dòng máu.

D. Hoạt động của miệng và nắp mang làm cho 1 lượng nước được đẩy qua đẩy lại tiếp xúc với mang nhiều lần giúp cá có thể lấy được 80% lượng oxi trong nước.

E. Các cung mang và phiến mang mỏng, chứa nhiều mao mạch. 
Câu 3. Khi nói về trao đổi chất ở động vật và người, những kết luận nào sau đây là đúng ?  
A. Ở động vật nhai lại dạ múi khế tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa protein

B. Ở tâm thất của các loài ếch nhái có sự pha trộn của máu giàu O2 và máu giàu CO2

C. Các loài thân mềm, côn trùng có hệ tuần hoàn hở.

D. Trong chu kì hoạt động của tim, tâm thất sẻ đẩy máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi, và đẩy máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.

E. Trong chu kì hoạt động của tim người, máu giàu CO2 theo tĩnh mạch chủ đổ về tâm nhĩ phải. 

. Câu 4:Đông máu là hiện tượng thay đổi lý tính của máu, từ trạng thái “sol” sang trạng thái “gel” được biểu hiện bằng sự co cục của máu. Trong cơ chế đông máu gồm 3 giai đoạn: tạo thành Thromboplastin do tiểu cầu vỡ; giai đoạn tạo thành Thrombin; và giai đoạn cuối cùng là tạo thành Fibrin. Các giai đoạn và các yếu tố chính tham gia vào quá trình đông máu được thể hiện đơn giản bằng sơ đồ hình bên. Bạn hãy cho biết những đặc điểm nào sau đây là đúng với cơ chế của quá trình đông máu? 
A. Quá trình đông máu phụ thuộc sự chuyển đổi các tiền protease bất hoạt.

B. Gồm quá trình đông máu nội sinh và đông máu ngoại sinh.

C. Quá trình đông máu nội sinh và quá trình đông máu ngoại sinh hợp lại thành lộ trình đông máu chung.

D. Trong quá trình tạo Fibrin yếu tố X được hoạt hóa thành yếu tố Xa và yếu tố Va hoạt hóa, cắt prothrombin thành thrombin; chuyển đổi fibrinogen thành fibrin.

E. Quá trình đông máu nội sinh xảy ra khi có rối loạn các thành phần của máu hoặc tổn thương thành mạch máu, khi yếu tố XII tiếp xúc với collagen bên dưới tế bào nội mô. 
Câu 5:Giai đoạn quang hóa học trong quang hợp ở thực vật gồm hàng loạt các phản ứng hóa học. Nội dung cơ bản của giai đoạn này là phân tử diệp lục P700 trong trung tâm phản ứng ở trạng thái kích thích thứ cấp (triplet) sẽ tham gia vào các phản ứng quang hóa để chuyển năng lượng của điện tử kích thích vào liên kết cao năng của phân tử ATP và một phần năng lượng được sử dụng tạo nên chất khử NADPH. Quá trình này có thể hình dung theo sơ đồ hình bên. 
Bạn hãy cho biết những kết luận nào sau đây là đúng? 
A. Quá trình vận chuyển điện tử và quá trình tổng hợp ATP là hai quá trình diễn ra đồng thời với nhau ở chất nền của lục lạp. 
B. Trong quá trình vận chuyển điện tử, điện tử sẽ được vận chuyển từ chất có thế năng oxi hóa khử thấp đến chất có thế năng oxi hóa khử cao. 
C. Quá trình vận chuyển của điện tử cùng chiều với gradien điện trường nên quá trình này không cần đến năng lượng. 
D. Trong chuỗi vận chuyển điện tử, chất nhận điện tử cuối cùng là NADP+. 
E. Trong chuỗi vận chuyển điện tử, các trung tâm phản ứng P680 và P700 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của thế năng oxi hóa khử và chúng được nhận thêm năng lượng từ ánh sáng.

Câu 6:. Ta biết rằng quá trình phân chia tế bào phải được diễn ra theo đúng các trình tự để đảm bảo các nhiễm sắc thể đã được nhân đôi để tạo thành các nhiễm sắc thể kép được phân chia đồng đều về các tế bào con và đảm bảo phân bào diễn ra chính xác. Các nhiễm sắc tử chị em trong các nhiễm sắc thể kép được dính vào nhau bởi phức hợp conhensin có mặt ở khắp các nhiễm sắc thể khi chúng nhân đôi. Sau đó, các condensin làm các nhiễm sắc thể cuộn xoắn, đây là dấu hiệu rõ nhất cho biết tế bào đã bắt đầu bước vào pha M. Conhensin và condensin có cấu trúc tương tự nhau và cùng có vai trò chuẩn bị cho nhiễm sắc thể bước vào nguyên phân. Các nhiễm sắc tử chị em phân li về 2 cực của tế bào để phân chia thành 2 bộ nhiễm sắc thể cho 2 nhân con mới tạo thành nhờ thoi vô sắc được hình thành bởi các vi ống và các protein bám vào các vi ống này. Quá trình phân bào xảy ra ở cuối kì cuối của nguyên phân và kết thúc khi tế bào được phân chia hoàn toàn, từ 1 tế bào mẹ thành 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống hệt tế bào mẹ. Dựa vào hiểu biết của mình và thông tin sơ lược bên trên. Bạn hãy cho biết những phát biểu nào sau đây là đúng trong cơ chế phân bào?  
A. Các vi ống trong kì trung gian tồn tại ở trạng thái co ngắn ổn định. 
B. Trong kì đầu, các MMP và MAPs được phosphoryl hóa nhờ phức hợp M – CDK làm thay đổi cấu trúc của vi ống, tạo thành các vi ống ngắn hơn tập chung xung quanh trung tử. 
C. Ở kì giữa của quá trình phân chia, lamina của nhân được phosphoryl hóa làm màng nhân bị vỡ ra dưới tác động của phức hợp M – CDK. 
D. Ở kì sau, nhiễm sắc tử chị em bắt đầu phân li về 2 cực tế bào nhờ sự hoạt hóa của APC. Cuối kì sau, các nhiễm sắc tử chị em được phân li hoàn toàn về 2 cực của tế bào và bắt đầu tháo xoắn để vào kì cuối. 
E. Vào cuối kì cuối, lamins được phosphoryl hóa.