Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Nguyên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 2
Điểm SP 6

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (2)


Câu trả lời:

* Thực vật
Đây là nơi trú ngụ của các cây lá rộng nên rất giàu loài. Trong rừng mưa nhiệt đới, tính đa dạng là nguyên sinh do sự phong phú lớn về các loài động vật, nhất là côn trùng. Đối với tất cả các nhóm cơ thể, đa dạng loài càng tăng lên khi càng hướng về vùng nhiệt đới. Nhìn chung có sự tương quan trong phân bố tính giàu loài trong các nhóm cơ thể khác nhau.Tuy nhiên, mỗi nhóm cơ thể đạt tới sự giàu loài nhất ở những phần khác nhau do điều kiện lịch sử và sự ổn định của nơi đó với nhu cầu của chính nhóm đó. Trong các quần xã mặt đất, sự giàu loài có xu hướng giảm khi độ cao tăng dần cùng với bức xạ mặt trời giảm và lượng mưa giảm. Vùng nhiệt đới là nơi tập trung nhiều loài, lý do như sau: - Tuổi địa chất của vùng nhiệt đới lớn hơn, khí hậu ổn định hơn vùng ôn đới. - Do các quần xã ở nhiệt đới cổ hơn ở ôn đới, có nhiều thời gian cho chúng tiến hóa, nên trình độ chuyên hóa và thích nghi tốt hơn. - Nhiệt độ và độ ẩm cao ở vùng nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài có thể sống sót hơn là ở vùng ôn đới. Ở vùng nhiệt đới có thể có sức ép lớn hơn do sâu bọ, kí sinh trùng, bệnh tật cản trở vì không có mùa đông lạnh để làm giảm quần thể của những loài này. - Trong các loài cây ở vùng nhiệt đới tỷ lệ lai chéo (ngược với tự lai giống) thể hiện cao hơn trong vùng ôn đới. Tỷ lệ lai chéo có thể dẫn tới mức độ biến đổi di truyền, thích nghi địa phương và hình thành loài cao hơn. - Vùng nhiệt dới nhận nhiều năng lượng mặt trời trong suốt năm hơn ở vùng ôn đới. Do rừng mưa có nhiều loài thực vật nên cấu trúc rừng cũng rất đặc biệt. Cây gỗ rừng nhiệt đới thường 4 - 5 tầng trong khi đó rừng ôn đới chỉ 1 - 2 tầng. Hình dạng tán cây cũng khác nhau trong các tầng khác nhau. Tán tầng I thường thưa, hình bán cầu. Tán tầng II dày và tròn hơn, thường có dạng thấp. Các cây gỗ ở đây thường xanh, dai cứng, mép nguyên hay gần như nguyên, màu lục thẫm. Cây bụi rất phong phú ,chủ yếu là các loài thuộc Hai lá mầm, Một lá mầm. Thảm cỏ nghèo về thành phần loài cũng nnhư số cá thể. Dây leo rất phát triển ,có nhiều loài thuộc họ khác nhau. Đại đa số dây leo là cây ưa sáng nên có xu hướng vươn lên tầng cao, dựa vào các cây khác để vươn lên. Thực vật bì sinh cũng rất phong phú và là một đặc trưng của rừng mưa. Hiện tượng bóp cổ (thắt nghẹt) cũng rất phổ biến trong rừng mưa. Sự nghèo hoa cũng là một đặc điểm của rừng mưa bởi vì cây rừng nhiệt đới là tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ gió. Đặc tính sinh học: Cây ở rừng mưa có áp suất tế bào bé hơn cây rừng ôn đới và ngay trong một vùng cây ở trong rừng nguyên sinh áp suất đó cũng thấp hơn so với ở nơi trống (do độ ẩm của không khí và đất ở trong rừng nguyên sinh cao hơn so với ở nơi trống).

Câu trả lời:

Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.

Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.

Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới. Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng có những hạn chế : nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường..

Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh. Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung : lúa mì trồng nhiều ờ phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì ; xuống phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa ; ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía...) và cây ăn quả.
Ở vùng núi và cao nguyên phía tây của Hoa Kì có khí hậu khô hạn, gia súc được chăn thả trên đồng cỏ vào mùa xuân - hạ, đến mùa thu - đông được chuyển 'ề phía đông để vỗ béo trước khi đưa vào lò mổ. Phía tây nam Hoa Kì có khí hậu cận nhiệt đới, trồng nhiều cây ăn quả như cam, chanh và nho.
Trên sơn nguyên Mê-hi-cô. ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới

Phải hậu tạ đấy