Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 1
Điểm SP 3

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Có rất nhiều kỉ niệm khi nhớ về sẽ khiến mỗi chúng ta không thể kìm được cảm xúc. Đối với em, ngày tựu trường khi bước vào lớp 1 là ngày để lại trong em nhiều cảm xúc và kỉ niệm nhất. Đây là ngày đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời của em. Em sẽ bắt đầu lớn, bắt đầu được học hành thực sự.

Đó là một buổi sáng mùa thu tháng Chín, khi thời tiết dịu nhẹ, ánh nằng vàng ươm cả con đường mà mẹ chở em tới trường. Em đèo em trên chiếc xe đạp do ông nội làm quà cưới cho ba mẹ. Em bồi hồi, lo lắng nghĩ về giây phút bước vào ngôi trường cấp 1 mà chúng em vẫn hay chơi trò trốn tim mỗi buổi trưa. Nhưng hôm nay là một ngày đặc biệt, cảm xúc trong em cũng đặc biệt như thế.

Em sắp bước vào lớp 1 rồi, cảm xúc hỗn loạn nhiều cung bậc khác nhau. Cánh cổng trường được mở ra rất rộng để đón các bạn học sinh đi khai giảng. Ai cũng ăn mặc thật chỉnh tề với áo trắng và quần đen nhìn rất đẹp mắt. Có lẽ nhìn từ trên cao khung cảnh của trường em lúc đó thật tuyệt vời.

Em rụt rè không buông tay mẹ ra để bước vào cánh cổng trường đó, mẹ mỉm cười hiền hậu và bảo “cố lên con trai, con sẽ trở thành học sinh chăm ngoan mà”. Thế là em bước vào trường, tìm đến lớp học của mình, ngơ ngác nhìn các bạn. Hình như các bạn cũng có chung tâm trạng với em, đều thấy xa lạ và hụt hẫng giữa một biển người rộng lớn.

Cô giáo hiệu trưởng nói rất to trên loa và yêu cầu học sinh đứng vào hàng để bắt đầu bước vào buổi lễ trọng đại: khai giảng năm học mới, đón học sinh lớp 1. Giọng cô dịu nhẹ, ngọt ngào như nắng mùa thu khiến cho em cũng cảm thấy bớt lo, bớt sợ.

Em ngồi im một chỗ, chỉ dám nhìn các anh chị đang tươi cười với nhau. Bỗng có một bạn nam ở đằng sau níu lấy vạt áo của em và bảo “Cậu nhà ở đâu thế’. Em ngoái lại, gương mặt bạn ấy nhìn còn non hơn em, nhút nhát hơn em nữa. Thế là chúng em bắt đầu trò chuyện với nhau. Lúc đó em nhận ra mình không còn cô đơn và xa lạ giữa sân trường rộng lớn như thế này nữa, vì đã có một người bạn mới, người bạn đầu tiên ở ngôi trường này.

Đó có lẽ là kỉ niệm đáng nhớ nhất, về một người bạn đầu tiên tại ngôi trường này. Hiện nay chúng em là bạn thân, chia sẻ cho nhau mọi điều từ học tập đến các hoạt động khác. Em và Hùng đã hứa sẽ cố gắng cùng nhau học tập thật tốt, cùng thực hiện ước mơ của mình.

Còn các bạn, ngày đầu tiên khai giảng, kỉ niệm nào khiến các bạn vẫn luôn nhớ mãi?

Câu trả lời:

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên:

“Thân em như con cá rô thia
Vào trong mắc cạn, ra ngoài mắc câu.”

Hình ảnh con cá rô đang vùng vẫy không lối thoát như chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào “ trong nhờ đục chịu”. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa,người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự bất bình đẵng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ thể hiện trong câu hát than thân:

“ Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa
Đạo phu thê như đũa nên đôi
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.”

Số phận, cuộc đời của người phụ nữ là chuỗi ngày bi kịch, đắng cay đến tủi thẹn. Song, vượt lên trên hết người phụ nữ xưa vẫn vẹn toàn đức hạnh, phẩm giá; họ tự hào khẳng định về vẻ đẹp của bản thân. Nét đẹp đáng quý ấy như một đóa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ của xã hội điêu tàn:

“Thân em như cây quế tiên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”
Hay:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”

Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ được khẳng định mạnh mẽ, đó là đữc hạnh, tấm lòng trong trắng, thuần khiết đáng trân trọng! Song, âm điệu của câu ca vang vọng nỗi ngậm ngùi, chua xót về cuộc đời, xã hội với những thế lực đen tối. Không chỉ đừng lại ở các câu ca dao về “ Thân em” mà nỗi lòng về sự bất bình trong xã hội đã cho ra đời những câu ca:

“Thân em như hạt gạo lắc trên sàng
Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi.”

Sự đề cao vai trò, vị trí của “ thân em” hơn “thân anh” không chỉ là nỗi lòng mà còn là niềm khát khao về cuộc sống bình quyền. Nơi đó, người phụ nữ tìm được tiếng nói, vị thế và hạnh phúc đích thực. Thiên chức người phụ nữ đâu chỉ” lấy nước, sinh con, giữ lửa” mà còn là sự vươn xa hơn, khẳng định tầm vóc của bản thân đã góp phần làm nên cuộc sống tốt đẹp.

Các câu hát than thân, trách phận thường sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể đầy hàm súc, mang đậm tính dân tộc, thuần Việt. Từ ngữ bình dị, gắn liền với các hình ảnh so sánh gần gũi, giàu ý nghĩa ở nông thôn như chính sự mộc mạc, chân thành của hầu hết các câu ca dao.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.