Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 16
Số lượng câu trả lời 40
Điểm GP 4
Điểm SP 16

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học đồ sộ nhưng nổi bật nhất có lẽ là "Quê hương". Thi phẩm đã thể hiện độc đáo vẻ đẹp của quê hương cùng tình yêu của tác giả dành cho mái nhà rất đỗi thân thương ấy. Điều này được bộc lộ rõ nét qua khổ thơ cuối của bài "Nay xa cách .... nồng mặn quá". Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, chúng ta đã bắt gặp được nỗi nhớ mà thi nhân dành cho quê hương. Cái nỗi nhớ ấy luôn ẩn sâu trong trái tim người con xa xứ ấy. Và Tế Hanh như nói lên rằng dù xa đến đâu, dù ở phương trời nào thì lòng thi sĩ vẫn luôn hướng về mái nhà êm ấm ấy. Bên cạnh đó, đến câu thơ thứ hai, người đọc như đắm chìm vào những vẻ đẹp đặc trưng của quê hương "Màu nước xa, cá bạc, chiếc thuyền vôi". Hẳn phải là người yêu quê lắm thì tác giả mới có thể đặc tả chân thật vẻ đẹp ấy. Một nét đẹp giản dị, chân chất của người dân vùng biển. Hơn thế nữa, hình ảnh "thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" như lột tả một cách chân thật nỗi nhớ của tác giả. Tế Hanh như đang mường tượng ra hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau vươn ra biển khơi. Để rồi đến câu thơ cuối cùng Tế Hanh đã phải thốt lên rằng "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn này quá". Thật vậy, nhờ có những vần thơ của thi nhân mà người đọc như đắm chìm, như say vào vẻ đẹp của quê hương. Thầm cảm ơn tác giả đã đem đến cho chúng ta một thi phẩm hoàn mĩ đến thế này!

Câu trả lời:

Xã hội ngày nay càng phát triển đem lại được những thành tưu kĩ thuật tiên tiến và hiện đại và điều đó thật đáng tự hào nhưng bên cạnh đó cũng có sự đáng trách. Các nhà máy dần nhiều thêm vì để phục vụ đời sống nhân dân nhưng chỉ để phát triển sự nghiệp và lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường xung quang như môi trường sống của động vật, rừng cây và đặc biệt là BIỂN. Những người dân họ thải ra hàng loạt các rác thải, nước thải (gồm các nhà máy hay nước thải sinh hoạt của nhân dân trong thành phố) ra biển hoặc các sông ngòi, kênh rạch gần đó và nguồn nước trở nên càng ngày càng ô nhiêm và gây ảnh hưởng lớn đến những người dân sống xung quanh Và vì thế tôi nghĩ các bạn nên kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.

Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.

Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.

Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng.

Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương.

Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương.

Câu trả lời:

Khi đi học ở trên trường hay cả khi ở nhà thầy cô giáo và bố mẹ em vẫn luôn nhắc nhở em rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta, và mỗi một người phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Điều ấy đã khắc sâu vào tâm trí của em và hình thành những thói quen tốt đẹp.

Ngày hôm ấy là buổi chiều ngày thứ sáu, lớp em có một buổi sinh hoạt ngoại khóa, cô giáo chủ nhiệm đã dẫn chúng em ra công viên để tổ chức một buổi picnic. Điều ấy khiến chúng em vô cùng vui mừng và thích thú, bạn nào bạn nấy cũng háo hức trông mong buổi đi chơi này. Vì chúng em còn nhỏ chưa chuẩn bị được đồ ăn thế nên ba mẹ chúng em đã quyết định đóng góp tiền và nhờ cô giáo chuẩn bị giúp. Ai cũng biết rằng chúng ta có thói quen sử dụng bịch ni lông để bao gói thức ăn, đồ uống vì sự gọn nhẹ, rẻ tiền của nó. Thế nên buổi sinh hoạt hôm ấy đã có một lượng lớn túi ni lông và vỏ nhựa bị thải ra. Em rất buồn vì một số bạn không có ý thức bỏ rác vào thùng, thay vào đó lại tiện tay vứt cả xuống thảm cỏ, rác lớn có thể thu nhặt lại chứ những mảnh ni lông bé xíu thì rất khó để xử lý. Chính vì vậy, với vai trò là lớp phó lao động em đã nhắc nhở mọi người để rác gọn vào một bao riêng, bên cạnh đó em cũng giải thích với các bạn là nếu vứt rác lung tung sẽ gây ô nhiễm môi trường, cũng là gây hại cho cuộc sống của chính chúng ta. Sau khi nghe em giải thích, các bạn ai nấy cũng vui vẻ để rác đúng nơi đúng chỗ, thậm chí có những bạn lỡ tay vứt rác lung tung cũng nhanh nhẹn nhặt chúng bỏ vào bao đựng rác. Đồng thời sau buổi picnic dưới sự chỉ đạo của cô giáo em cũng nhanh chóng đốc thúc mọi người dọn dẹp sạch sẽ bãi cỏ, để kết thúc chuyến đi chơi vui vẻ và lành mạnh.

Thế đấy mọi người, chỉ cần một hành động nho nhỏ là chúng ta đã có thể bảo vệ môi trường sống xung quanh được sạch đẹp, không chỉ bảo vệ cuộc sống mà còn cho chúng ta một góc nhìn thẩm mỹ, dễ chịu, khiến chúng ta yêu đời hơn. Đâu có ai muốn ngồi giữa một đống rác phải không nào?

Câu trả lời:

Đặc điểm chung của biển đông và vùng biển Việt Nam

a.Diện tích, giới hạn

- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.

- Diện tích :3.477.000 km2, rộng và tương đối kín.

- Nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc

- Có 2 vịnh: Vịnh Bắc Bộ, Vinh Thái Lan

b.Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông

- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

- Chế độ gió

+ Gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4.

+ Các tháng còn lại ưu thế là gió Tây Nam.

+ Riêng Vịnh Bắc Bộ có hướng gió Nam.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất lền

- Chế độ hải văn theo mùa.

- Chế độ nhiệt:

+ Ở biển mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn trên đất liền

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển trên mặt là 23oC

- Chế độ mưa:

+ Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền đạt từ 1100 – 1300mm/ năm.

+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

- Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o

- Dòng biển: Hình thành trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính

+ Dòng biển mùa Đông chảy theo hướng Đông Bắc

+ Dòng biển mùa Hạ chảy theo hướng Tây Nam

những thuận lợi và khó khăn của biển đối với tự nhiên và đời sống kinh tế.

- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...

- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...

Câu trả lời:

Mô tả đường đi của nước tiểu chính thức sau khi được hình thành ở các đơn vị chức năng của thận

- Nước tiểu chính thức sau khi hình thành được dẫn xuống ống góp sau đó được dẫn xuống bể thận

-Tiếp đến, nước tiểu chính thức được chuyển tới bóng đái qua ống dẫn nước tiểu

- Nước tiểu chính thức được tích trữ ở bóng đái

- Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện . Chỗ bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn

- Nếu cơ thể vòng mở ra( có sự phối hợp của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ thoát ra ngoài

Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục còn sự thải nước tiểu diễn ra gián đoạn
-Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục vì máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục

- Sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể không diễn ra liên tục vì nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buôn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.