Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực (1928–1967), sinh tại Chợ Lớn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê quán: xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc Chị cảBiệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha, về làm việc tại tổ quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau này ông mới bỏ chữ "Hận", thành bút danh Hoàng Việt [1]. Sau đó, ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ (khu 8) đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên. Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng "Quê hương". Sau khi ông trở về nước, bản giao hưởng "Quê hương" được trình diễn lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt cùng một số văn nghệ sĩ (trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Quang Sáng...) vào chiến trường Nam Bộ và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam. Ông tử thương ngày 31 tháng 12 năm 1967 tại huyện Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ (từ năm 1976 đến nay là tỉnh Tiền Giang) - quê ngoại của mình.

Câu trả lời:

-Âm mưu của Mĩ - Ngụy  trong chiếc lược Việt Nam hóa chiến tranh

+Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, gọi là “Đông Dương hóa chiến tranh”.

 

+ “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy, cung cấp vũ khí và phương tiện chiến tranh.

+ Tiến hành “Việt nam hóa chiến tranh” Mĩ tiếp tục dùng âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm thương vong của người Mĩ trên chiến trường.

+ Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộngchiến tranh xâm lược Campuchia (năm 1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (năm 1971) thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

-Thủ đoạn của Mĩ - Ngụy sử dụng trong Việt Nam hóa chiến tranh

+ Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài gòn.

+ Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, Lào, Campuchia.

+ Mĩ tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hoàn hoãn với Liên xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta.

-Những thắng lợi của quân dân ta trong Việt Nam hóa chiến tranh+ Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam thành lập, được 23 nước công nhận, có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

+ Tháng 4-1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam -  Lào – Campuchia họp, biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước Đông Dương đoàn kết chống Mĩ.

+ Tháng 4 – tháng 6/1970 , quân đội ta phối hợp nhân dân Campuchia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn

+ Tháng 2 – tháng 3/1971, bộ đội Việt nam phối hợp với nhân dân Lào, đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” chiếm giữ đường 9- Nam Lào của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương .

+ Ở thành thị, phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ. Ở nông thôn, đồng bằng … quần chúng nhân dân nổi dậy chống bình định, phá ấp chiến lược.

* Cuộc tiến công chiến lược năm 1972

Ngày 30-3-1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam.

 

- Kết quả: chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

- Ý nghĩa: giáng một đòn nặng nề vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh , buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh).