Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 48
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 0
Điểm SP 3

Người theo dõi (6)

Mai Vĩnh Nam Lê
mạc đăng khoa
Cun Huynh
bích cute
(149)anhy

Đang theo dõi (2)

Mai Vĩnh Nam Lê
Cun Huynh

II. Tự luận

      "Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm mưa dãi nắng đã thành bệnh."

                                                                      (Trích Tuổi thơ im lặng, Duy Khán)

Câu 1: (0,5 điểm)  Tìm 1 thành ngữ có trong đoạn trích trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Nhận xét tình cảm đứa con dành cho người bố trong đoạn trích trên.

Câu 3: (2,0 điểm) Từ phần nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ( từ 7- 10 dòng) trình bày suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng của cha mẹ dành cho con cái.

cần giải giúp câu 2

Câu 20: Phép điệp ngữ trong câu sau có tác dụng gì?

Mùa xuân của tôi  - mùa xuân của Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

A. So sánh vẻ đẹp mùa xuân của Sài Gòn với vẻ đẹp của mùa xuân thương nhớ trong hồn tác giả là mùa xuân của Hà Nội, của miền Bắc Việt Nam.

B. Thể hiện sự tinh tế của nhà văn khi cảm nhận mùa xuân bằng tất cả các giác quan của mình.

C. So sánh những cảm xúc giữa mùa xuân của riêng tác giả  với vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.

D. Nhấn mạnh mùa xuân thương nhớ trong hồn tác giả là mùa xuân của Hà Nội, của miền Bắc Việt Nam với từng biểu hiện cụ thể như thể mùa xuân hóa thân vào từng sự vật bất tận.

Câu 21: Từ nào trái nghĩa với từ “phai” trong cụm “đào hơi phai” ?

A.   Đậm.                  

B. Nhạt.              

C. Tươi.                

D. Héo

Câu 22: Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội ?

A. Mùa xuân của tôi là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.

B. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

C. Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt như cuối đông, đầu giêng.

D. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn.

Bài 23: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.

Câu 24:  Bài văn "Một thứ quà của lúa non: Cốm" thuộc thể loại gì ?

A. Kí sự.              

B. Hồi kí.            

C. Truyện ngắn.            

D. Tùy bút.

Câu 25: Nội  dung của đoạn văn trên:

A. Miêu tả cách thức làm cốm.                  

B. Bàn về cách thưởng thức cốm.

C. Ca ngợi giá trị của cốm.                        

D. Kể về nguồn gốc của cốm.

Câu 26: Nghĩa của từ “thanh khiết” là?

A. Trong sạch       

B. Vắng vẻ          

C. Cao cả            

D. Tươi tắn

cần  gấp 

                                                  Những cánh buồm

Hai cha con bước đi trên cát   

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch,                                                                                                                      

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong

Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

  Sẽ có cây, có cửa, có nhà

 Vẫn là đất nước của ta

 Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

 Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

                                                        Hoàng Trung Thông

Câu 1 (0.5 điểm) Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì "Ánh nắng chảy đầy vai"

Câu 2 (0.5 điểm) Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ?

Câu 3 (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ.

 mình cần gấp mai mình thi rồi 

Bài 2: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 Có những năm làng mất mùa. Lũ lớn ồng ộc kéo về, dâng ngập mọi con suối. Toàn bộ cánh đồng ngập trong một màu phù sa. Lúa chưa kịp gặt, ngô chưa kịp bẻ, đỗ còn nguyên. Người buồn. Nặng trĩu một nỗi âu lo. Biết lấy gì để ăn qua ngày? Biết lấy gì để làm giống cho mùa sau? Và trong mọi căn bếp, những ngọn khói chỉ quẩn quanh với mái lá vẫn còn sủng nước. Khói cũng biết buồn chăng?

Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. […] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khói bay lên qua mái nhà rất nhanh, rất cao.

          Đi xa, mỗi chiều tối, trong cái rét của mùa đông sắp qua, trong cái hơi lạnh buốt của mưa xuân sắp tới, lại nhớ tới góc bếp. Thật ấm với ngọn lửa đỏ. Thật thơm với ngọn khói nhẹ bẫng quẩn trên mái lá…

(Trích Tôi đã trở về trên núi cao, Đỗ Bích Thúy)

 

Câu a. (0.5 điểm) Tìm 2 từ láy trong đoạn trích trên.

Câu b. (0.5 điểm) Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho thấy nhân vật "tôi" là người có tâm hồn như thế nào?

Câu c (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng ) nêu cảm nhận của em về tình yêu quê hương trong trái tim mỗi con người.

cần gấp ạ