5. Cho các từ sau đây : xe đạp, cơm nếp, khoài tây, cá quả, cũ rích, xanh tưng, già cấc, mỏng tanh.
a, Em có nhận xét gì về nghĩa của các tiếng : đạp, nếp, tây, quá, và các
tiếng rích, tưng, cấc, tanh?
b. Các tiếng đạp, nếp, tây, quá khi đi sau các yếu tố chính có nghĩa gì ? Các tiếng rích, tưng, cấc, tanh khi đi sau các yếu tố chính có ý nghĩa gì ?
6. Em hãy tìm các từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong 15 dòng đầu của văn bản Cổng trường mở ra.
7. So sánh nghĩa của từng tiếng trong nhóm các từ ghép sau đây :
a. sửa chữa, đợi chờ, trông nom, tìm kiếm, giảng dạy.
b. gang thép, lắp ghép, tươi sáng.
c. trên dưới, buồn vui, đêm ngày, nhỏ to, sống chết.
8. Giải thích nghĩa của từ ghép được in đậm trong các câu sau :
a. Mọi người phải cùng nhau gánh vác việc chung.
b. Đất nước ta đang trên đà thay da đổi thịt.
c. Bà con lối xóm ăn ở với nhau rất hòa thuận.
d. Chị Võ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước quân thù.
9. Hãy lập một danh mục các từ ghep trong văn bản “ Mẹ tôi” (trang 10-11) rồi phân loại thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ?
10. Miêu tả về đặc điểm cấu tạo và về nghĩa của 5 từ ghép đẳng lập ở bài 9
11. Miêu tả về đặc điểm cấu tạo và về nghĩa của 5 từ ghép chính phụ ở bài 9
12. Cách dùng các từ ghép đẳng lập là danh từ khác với cách dùng các từ đơn là danh từ ntn?
13. Nêu nhận xét về nghĩa của từ ghép chính phụ để phân biệt với các trường hợp không phải là từ ghép?
14. Viết đoạn văn ngắn kểvề ấn tượng trong ngay khai trường đầu tiên trong đó có sử dụng ít nhất hai từ ghép đẳng lập, hai từ ghép chính phụ (gạch chân các từ ghép). Giúp mk nhanh nhé mk cần gấp