Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 28
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Đó là một bài kiểm tra kỳ lạ nhất từ khi tôi đi học. Hôm đó, thầy giáo vào lớp và phát cho mỗi người chúng tôi một bài kiểm tra toán. Bài kiểm tra được chia làm đề riêng lẻ, có ghi chú rất rõ ràng ngay từ đầu: loại 1 gồm những câu hỏi vừa dễ, vừa khó, nếu làm hết sẽ được 10 điểm. Loại 2 là đề bài ở mức trung bình, làm hết sẽ được 8 điểm. Loại 3 có tổng điểm là 6 với những câu hỏi rất dễ. Học sinh có quyền lựa chọn làm một trong ba đề đó. Vì thời gian khá gấp gáp, lại e ngại không làm được bài khó nên phần lớn, chúng tôi đều cắm đầu vào làm ngay loại đề số 2 hoặc số 3 cho ăn chắc.

Một tuần sau khi thầy giáo trả bài kiểm tra, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn lúc nhận được đề bài vì thầy không hề chấm, cứ ai làm đề nào thì thầy cho đúng tổng điểm của đề đó, bất kể sai hay đúng. Quá ngạc nhiên, chúng tôi đã hỏi thầy,các bạn có biết câu trả lời của thầy là gì không?

Thầy đã nói với chúng tôi rằng đó không phải là bài kiểm tra kiến thức mà là bài kiểm tra sự tự tin. Thầy nói ai trong chúng tôi cũng muốn đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Chúng tôi biết nếu làm đề 10 điểm, chúng tôi sẽ phải làm thêm những câu hỏi khó nên đã bỏ cuộc ngay từ đầu mà không hề ngó qua để nhận thấy rằng số câu rất dễ trong đề này cũng vừa tròn với tổng số điểm là 6. Có những việc nhìn bề ngoài thì tưởng chừng như là khó nên chúng ta thường rút lui ngay từ phút đầu tiên mà không hề cân nhắc. Nhưng đôi khi chúng ta cũng nên mạo hiểm một lần vì nếu không vượt chướng ngại vật thì làm sao biết khả năng của mình đến đâu, và làm sao về đích như ước mơ của mình.

1/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

2/ Tìm hai từ trái nghĩa với từ tự tin.

3/ Thầy giáo đã đưa ra tình huống gì? Phản ứng của các học sinh như thế nào? Nhận xét của em về tình huống đó.

4/ Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

ĐỀ 10:

Câu 1: ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ, SGK Ngữ văn 8, tập 1 )

a/ Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn .

b/ Nêu nội dung đoạn văn.

c/ Từ nội dung đoạn trích trên, em thấy người mẹ có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

Câu 2: ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:

Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.

(Cô bé bán diêm, SGK Ngữ văn 8, tập 1 )

a/ Tìm một thán từ và nêu tác dụng của việc sử dụng thán từ đó.

b/ Đặt câu với thán từ ơi và cho biết thán từ đó dùng để làm gì?

Câu 3: ( 4,0 điểm)

Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri.