Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 87
Điểm GP 2
Điểm SP 26

Người theo dõi (8)

Đang theo dõi (17)

Thinh Nguyễn
Hang Tran Thi
Ninh Tịch

Câu trả lời:

Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ "Ăn Cỗ Đi Trước, Lội Nước Đi Sau"
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Cách ứng xử, mối quan hệ của con người trong xã hội
- Nêu vấn đề: Câu tục ngữ dân gian "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" là kinh nghiệm ông cha ta để lại, để dặn dò con cháu phát huy những nét đẹp của đạo đức và phê phán lối sống ích kỉ, hẹp hòi, vụ lợi
2. Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ:
- "Ăn cỗ": Việc đi dự một bữa tiệc/ bữa ăn mang tính long trọng vào một dịp đặc biệt nào đó của gia đình/ cộng đồng: Cỗ cưới, cỗ giỗ,...
- "Lội nước": Hành động đi qua chỗ nước ngập, thường có nhiều bùn gây khó khăn cho việc đi lại
- "Ăn cỗ đi trước": Khi được mời ăn cỗ linh đình thì giành đi trước để được hưởng phần ngon
- "Lội nước theo sau": Khi gặp vùng trũng, chỗ khó khăn thì theo sau người khác, không dám lội trước để nếu có gặp bất trắc gì thì người đi trước sẽ chịu, còn mình không hề hấn gì.
=> Câu tục ngữ phê phán lối sống vụ lợi, tranh thủ, cơ hội của những kẻ ích kỉ; thấy phần ngon/ phần tốt thì giành giật, chọn trước, còn phần xấu xa, khó khăn thì đùn đẩy cho người khác, lợi dụng người khác để giữ an toàn cho bản thân.
* Phân tích thực trạng:
- Trong xã hội phong kiến xưa: Bọn địa chủ, cường hào ác bá chỉ biết ngồi không hưởng thụ, cướp bóc trắng trợn thành quả lao động của nhân dân, trong khi đó, người dân phải lam lũ khổ sở, làm việc vất vả...
- Trong xã hội hiện đại: Vẫn tồn tại những kẻ tư lợi cho bản thân, thấy lợi thì nhanh chóng thực hiện, thấy khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm, chuyển cho người khác xử lí,...
=> Đó đều là những kẻ ích kỉ "Ăn thì lựa những miếng ngon/ Làm thì lựa việc cỏn con mà làm".
* Cách xây dựng cho mình lối sống đẹp:
- Đề cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân, không thoái thác công việc hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi thấy khó khăn
- Biết cách hợp tác, tương trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ
- Phải biết sống vị tha, bao dung, biết cho đi rồi mới nhận lại
- Thế hệ trẻ cần học hỏi theo phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sống và cống hiến hết mình vì cộng đồng...
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận và nêu suy nghĩ của bản thân.

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến…

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

1. Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

2. Xác định câu văn thâu tóm luận điểm của đoạn.

3. Xác định 01 câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nào được rút gọn và tác dụng của việc rút gọn câu.

4. Kết thúc đoạn văn, Bác kết luận rằng tinh thần yêu nước cần được “thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Hãy viết đoạn văn (8 câu), chứng minh tinh thần yêu nước đã và đang được thế hệ trẻ “thực hành”, phát huy trong thời đại hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích (gạch chân, chỉ rõ).

Bài 2: Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau đây. Cho biết câu rút gọn xuất hiện trong lời thoại của ai, tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp đó.

“…Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.

- Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra!

– Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. Em tôi sụt sịt bảo: - Thôi thì anh cứ chia ra vậy…”.

Giúp mình với ạ !