Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 128
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (2)

Chu Diệu Linh
ngọc hân

Đang theo dõi (0)


ĐỀ 3: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

           Cả đàn chuột cười bò ra. Hay, hay quá! Hô hô! Vẫn còn chưa no! Phải rồi, đã no sao được! Chuột còn chén nữa! Hô hô! Chuột Cống cũng cười lăn ngửa ra mặt đất. Nó vỗ bốn chân bình bịch vào cái bụng trắng hếu. Hô hô! Một lúc, chuột cống nhỏm dậy:

- Thôi, anh em, lui quân! Hôm nay ta vét bếp, mai ta sẽ vào khoắng buồng thóc! Ta sẽ còn nhiều bữa chén túy lúy nữa. Sắp tết rồi, loài người họ còn đem vô khối thức ăn ngon về cho chúng ta. Hôm nào nhà này gói giò, ta sẽ quay lại...

...

Đàn chuột lục tục kéo nhau đi hết. Trong bếp im phắc. Mèo con vẫn đứng ở sát vách. Hai mắt nó vẫn sáng xanh lè. Nhưng lúc này nó không run vì xấu hổ nữa mà tức giận. Lũ chuột! Chúng mày cười hô hố rồi sẽ có lúc chúng mày khóc hu hu. Ngheo. Mèo con kêu lên một tiếng, trời vừa sáng.         

            (Trích Cái tết của Mèo con, Nguyễn Đình Thi, tuyển tập truyện ngắn thiếu nhi, NXB GD 2002)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của phần trích.

Câu 2. Dấu hai chấm xuất hiện trong đoạn dùng để làm gì?

Câu 3. Chỉ ra 3 từ tượng thanh xuất hiện trong phần trích

Câu 4. Xét theo cấu tạo, câu: “Hôm nay ta vét bếp, mai ta sẽ vào khoắng buồng thóc.” thuộc kiểu câu gì?

 

 

ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Năm 1920, có một cậu bé 11 tuổi ở Mĩ đá bóng làm vỡ kính nhà hàng xóm. Họ đòi cậu bồi thường 13 đô la. Lúc bấy giờ 13 đô la là một con số không nhỏ, có thể mua được 125 con gà mái. Cậu bé nhận lỗi với cha. Cha cậu bảo: “Con phải chịu trách nhiệm về việc này”. Cậu bé rất khó xử: “Con lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để trả cho người ta?”. Cha cậu lấy ra 13 đô la và nói: “Số tiền này cha cho con mượn, nhưng con phải trả vào năm sau”. Từ đó, cậu bé bắt đầu vất vả làm thêm, và sau nửa năm chịu khó, cậu đã kiếm được số tiền “khổng lồ” đó và hoàn trả cho cha. Cậu bé sau này trở thành tổng thống của nước Mĩ - Reagan. Khi nhớ lại câu chuyện này, ông nói: sửa sai bằng chính nỗ lực của mình đã khiến tôi hiểu được thế nào là trách nhiệm.”

                                                                                 (Nguồn Internet)

Câu 1. Nêu hành động và thái độ của cậu bé ngay sau khi làm vỡ kính và bị đòi bồi thường 13 đô la.

Câu 2. Người cha cư xử thế nào trước hành động và thái độ của cậu bé?

Câu 3. Cách cư xử của cha đã giúp được gì cho cậu bé?

Câu 4. Em sẽ làm gì để thể hiện mình là người sống có trách nhiệm với gia đình?

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                                      

          (1) Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

          (2) Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra khỏi nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

          (3) Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến cho nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

          (4) Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

          (5) Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên, mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

                                                            (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

Câu 1.(1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt và nêu ngắn gọn nội dung của văn bản trên.

Câu 2.(0.5 điểm) Xác định và chỉ ra một phép liên kết câu trong đoạn văn thứ (5).

Câu 3.(0.5 điểm) Theo tác giả, trong đời sống xã hội còn tồn tại những thói quen xấu nào? Hậu quả của nó ra sao?

Câu 4.(2.0 điểm) Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt”. Em cần rèn luyện thói quen tốt nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.