Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 61
Điểm GP 22
Điểm SP 20

Người theo dõi (4)

Rudya Kasumi
hải anh vũ
Nanami Luchia
Nagito Komaeda

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

I. LẬP DÀN Ý

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài 

1. Giải thích

- Tự học là gì?

+ Đó là tinh thần tự giác học tập mà không bị ai đôn đốc, thúc giục.

+ Người có tinh thần tự học luôn là người chủ động, sáng tạo, là gương sáng của biết bao thế hệ.

2. Chứng minh

- Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự giác học tập.

+ Tiêu biểu như Bill Gates, trong quá trình học tập, ông luôn tự giác đọc sách, lắng nghe lời thầy cô giáo để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ông đã trở thành tỉ phú thế giới.

+ Hay như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách.

- Đặc biệt nhất là trong mùa dịch covid 19 hiện nay, có nhiều bạn có tinh thần tự học cao độ như học sinh trường Trung học Phổ Thông Thái Phiên. Tuy nhiên cạnh đó vẫn còn có những em lười học, ỷ lại, tranh thủ thời gian nghỉ dịch để chơi bời, tụ tập bạn bè.

3. Bình luận

- Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, hứng thú.

- Hơn thế nữa, nó còn giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Không những thế, nó còn giúp người học trở nên năng động, tự mày mò chứ không thụ động, ý lại hay trông chờ vào ai khác.

- Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tự học là một vấn đề quan trọng bởi lẽ khi không có sự quản lí, điều tiết của giáo viên thì rất dễ hình thành ở học sinh tính lười biếng. Mỗi bạn học sinh không những phải nâng cao ý thức học tập của mình mà còn phải tích cực suy nghĩ, mày mò về những điều mình chưa học hoặc đã học.

4. Liên hệ bản thân

- Là học sinh, em luôn rèn luyện cho mình một tinh thần tự học cao độ. Bởi em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng "Học tập không là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công". 

- Chưa dừng lại ở đó, em còn tuyên truyền, phát huy ý thức học tập tốt này ở mỗi bạn học sinh. 

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận. 

II, Bài văn tham khảo

Bàn luận về phép học, Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt là trong mùa covid 19 hiện nay. Hơn hết, học là quá trình tích lũy kiến thức sâu rộng, đòi hỏi người học phải có một tinh thần học tập tốt mà tiêu biểu là tính tự giác trong học tập. Chính vì vậy, tự học là một vấn đề quan trọng, đáng được lưu tâm.

Vậy tự học là gì? Đó là tinh thần tự giác học tập mà không bị ai đôn đốc, thúc giục. Người có tinh thần tự học luôn là người chủ động, sáng tạo, là gương sáng của biết bao thế hệ.

Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự giác học tập. Tiêu biểu như Bill Gates, trong quá trình học tập, ông luôn tự giác đọc sách, lắng nghe lời thầy cô giáo để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ông đã trở thành tỉ phú thế giới. Hay như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách. Đặc biệt nhất là trong mùa dịch covid 19 hiện nay, có nhiều bạn có tinh thần tự học cao độ như học sinh trường Trung học Phổ Thông Thái Phiên. Tuy nhiên cạnh đó vẫn còn có những em lười học, ỷ lại, tranh thủ thời gian nghỉ dịch để chơi bời, tụ tập bạn bè.

Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, hứng thú. Hơn thế nữa, nó còn giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế, nó còn giúp người học trở nên năng động, tự mày mò chứ không thụ động, ý lại hay trông chờ vào ai khác. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tự học là một vấn đề quan trọng bởi lẽ khi không có sự quản lí, điều tiết của giáo viên thì rất dễ hình thành ở học sinh tính lười biếng. Mỗi bạn học sinh không những phải nâng cao ý thức học tập của mình mà còn phải tích cực suy nghĩ, mày mò về những điều mình chưa học hoặc đã học.

Là học sinh, em luôn rèn luyện cho mình một tinh thần tự học cao độ trong bất kì một hoàn cảnh nào. Bởi em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng "Học tập không là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công". Chưa dừng lại ở đó, em còn tuyên truyền, phát huy ý thức học tập tốt này ở mỗi bạn học sinh. 

Thật vậy, tự học là con đường ngắn nhất giúp bạn chinh phục ước mơ. Hãy không ngừng rèn luyện và phê phán những kẻ lười nhác như con ốc sên

Câu trả lời:

Bài 9:

a) Ta có:\(\dfrac{x}{5}=\dfrac{6}{-10}\) 

Suy ra: x.(−10)=5.6

            x.(−10)=30

                     x=30:(−10)

                     x=−3

Vậy x=−3x=−3

b) Ta có \(\dfrac{3}{y}=\dfrac{-33}{77}\)

Suy ra: 3.77=y.(−33)

             231=(−33).y

                y=231:(−33)

                y=−7

Vậy y=−7

Bài 10:

Giả sử số cần điền vào chỗ chấm là x.

Ta có :

\(a) \dfrac{3}{4}=\dfrac{x}{20}=>3.20=4x=>60=4x=>x=\dfrac{60}{4}=15\)

\(b.\dfrac{4}{5}=\dfrac{12}{x}=>4x=5.12=>4x=60=>x=\dfrac{60}{4}=15\)

c) \(\dfrac{x}{9}=\dfrac{-16}{36}=>\dfrac{x}{9}=\dfrac{-4}{9}=>x=-4\)

d) \(\dfrac{7}{x}=\dfrac{21}{-39}=>\dfrac{21}{3x}=\dfrac{21}{-39}=>3x=-39=>x=-39:3=-13\)

Bài 11:

\(\dfrac{-52}{-71}=\dfrac{-52.\left(-1\right)}{-71.\left(-1\right)}=\dfrac{52}{71}\)

\(\dfrac{4}{-17}=\dfrac{4.\left(-1\right)}{-17.\left(-1\right)}=\dfrac{-4}{17}\)

\(\dfrac{5}{-29}=\dfrac{5.\left(-1\right)}{-29.\left(-1\right)}\dfrac{-5}{29}\)

\(\dfrac{31}{-33}=\dfrac{31.\left(-1\right)}{-33.\left(-1\right)}=\dfrac{-31}{33}\)

Bài 12:

Từ 2.36=8.9, ta lập phân số thứ nhất bằng cách lấy tử số là số bất kì ở vế này và mẫu số là số bất kì ở vế kia, từ đó tìm được phân số còn lại. 

Các cặp phân số bằng nhau lập được từ đẳng thức 2.36=8.9 là :

\(\dfrac{2}{8}=\dfrac{9}{36};\dfrac{2}{9}=\dfrac{8}{36};\dfrac{36}{8}=\dfrac{9}{2};\dfrac{36}{9}=\dfrac{8}{2}\)

Bài 13:

 

Từ (−2).(−14)=4.7,(−2).(−14)=4.7, ta lập phân số thứ nhất bằng cách lấy tử số là số bất kì ở vế này và mẫu số là số bất kì ở vế kia, từ đó tìm được phân số còn lại.

Các cặp phân số bằng nhau lập được từ đẳng thức (−2).(−14)=4.7(−2).(−14)=4.7 là : 

\(\dfrac{-2}{4}=\dfrac{7}{-14};\dfrac{-2}{7}=\dfrac{4}{-14};\dfrac{-14}{7}=\dfrac{4}{-2};\dfrac{-14}{4}=\dfrac{7}{-2}\)Bài 14:

a)\(\dfrac{x}{3}=\dfrac{4}{y}\)nên x.y=3.4=12

Ta có: 12=1.12=(−1).(−12)=2.6=(-2).(−6)=3.4=(−3).(−4)

Vậy ta có bảng sau: 

b) \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{2}{7}\)nên \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{2k}{7k}\)(với k∈Z,k≠0)

Suy ra: x=2k,y=7k(k∈Zvà k≠0).