Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 19
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

con bò

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Luyện tập tổng hợp

Câu hỏi:

1. Read the text and then choose the best answer A, B, C, or D.

Geoffrey Hampden has a lot of friends and is very popular at parties. Everybody admired him for his fine sense of humour, except his six-year-old daughter, Jenny.

Recently, one of Geoffrey's closest friends asked him to make a speech at a weeding reception. This is the sort of thing that Geoffrey loves. He prepared the speech carefully and went to the weeding with Jenny. He included a large number of funny stories in the speech and, of course, it was a great success. As soon as he finished, Jenny told him she wanted to go home. Geoffrey was a little disappointed by this but he did as his daughter asked. On the way home, he asked Jenny if she enjoyed the speech. To his surprise, she said she didn't. Geoffrey asked her why this was so and she told him that she did not like to see so many people laughing at him!

1. Why is Geoffrey very popular at parties?

A. Because he has a fine sense of humour.

B. Because he can make a good speech.

C. Because he has a lot of friends.

D. Because he is admired by everybody.

2. What was he invited to do one day?

A. To go to a wedding.

B. To make jokes at a party.

C. To make a speech at a wedding reception.

D. To prepare a speech.

3. What is Geoffrey interested in?

A. Going to weddings.

B. Making speeches at his friends' weddings.

C. Making jokes.

D. Teasing his friends.

4. How did Geoffrey feel when his daughter asked him to take her home after his speech?

A. Annoyed. B. Bored. C. Terrified. D. Disappointed.

5. What did Geoffrey's daughter really dislike?

A. Her father's speech. B. The way her father made jokes.

C. The wedding. D. Seeing people laughing at her father.

2. Choose the correct word A, B or C for each gap to complete the

following passage.

Modern cinema audiences expect to see plenty of thrilling scenes in action films. These scenes, which are (1)………….as stunts, are usually………….. by stuntmen who are specially trained to do dangerous things safely. (3) ……. can crash a car, but if you're shooting a film, you have to be extremely (4) ………….. , sometimes stopping (5) ……………in the in front of the camera and film crew. At an early (6) …………. production, an expert stuntman is (7) ……….. in to work out the action scenes and form a team. He is the only person who can go (8) ……… the wishes of the director (9) ………… he will usually only do this in the (10) ………….of safety.

1. A. Remarked B. known C. referred D. named

2. A. Performed B. given C. made D. displayed

3. A. Everyone B. Someone C. Anyone D. No one

4. A. detailed B. plain C. straight D. precise

5. A. right B. exact C. direct D. Strict

6. A. period B. minute C. part D. stage

7. A. led B. taken C. drawn D. called

8. A. Over B. against C. through D. Across

9. A. Despite B. so C . although D. otherwise

10. A. interests B. needs C. purposes D. regards

Chủ đề:

Tập làm văn lớp 7

Câu hỏi:

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Câu 1: Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần ?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 2: Phần mở bài của bài văn nghị luận thường làm gì?

A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội

B. Giới thiệu nhân vật, sự việc

C. Trình bày nội dung chủ yếu của bài

D. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tương, thái độ, quan điểm.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn nghị luận thường làm gì?

A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội

B. Miêu tả chi tiết đối tượng.

C. Kể diễn biến sự việc.

D. Trình bày nội dung chủ yếu của bài

Câu 4: Phần kết bài của bài văn nghị luận thường làm gì?

A. Trình bày suy nghĩ về đối tượng được miêu tả

B. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

C. Trình bày kết thúc sự việc.

D. Trình bày nội dung chủ yếu của bài.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

HỌC CƠ BẢN MƠI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới hỏi: “Em nên biết rằng, một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng.

Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mơi biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

(Theo Xuân Yên)

Câu 5: Bài văn trên có phải là bài văn nghị luận không?

A. Có

B. Không

Câu 6: Bài văn nêu lên tư tưởng gì?

A. Những cách học cơ bản

B. Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.

C. Khái niệm học cơ bản

D. Cả 3 ý trên

Câu 7: Tư tưởng ấy được thể hiện qua những câu văn nào mang luận điểm?

A. Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài

B. Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tố,t thật tinh mới có tiền đồ

C. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng.

D. Cả A và B

Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Câu 1: Lập luận trong bài văn là cách đưa ra những luận cứ để dẫn người đọc (nghe) tới luận điểm mà người viết (nói) muốn đạt tới.

A. Đúng

B. Sai

Câu 2: Trong lập luận của bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có mối quan hệ như thế nào với nhau ?

A. Phải phù hợp với nhau

B. Phải phù hợp với luận điểm

C. Phải phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm

D. Phải tương đương với nhau.

Câu 3: Lập luận diễn ra ở phần nào trong bài văn nghị luận ?

A. Mở bài B. Thân bài

C. Kết bài D. Cả ba phần trên.

Câu 4: Phần mở bài của bài văn nghị luận có vai trò gì ?

A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội mà bài văn hướng tới

B. Nêu ra các luận điểm sẽ triển khai trong phần Thân bài.

C. Nêu phạm vi dẫn chứng mà bài văn sẽ sử dụng

D. Nêu tính chất của bài văn

Câu 5: làm thế nào để chuyển đoạn từ Mở bài sang Thân bài trong bài văn nghị luận ?

A. Dùng một từ để chuyển đoạn

B. Dùng một câu để chuyển đoạn

C. Dùng một đoạn văn để chuyển đoạn

D. Dùng một từ hoặc câu để chuyển đoạn.

Chủ đề:

Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Câu hỏi:

VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Câu 1: Tác giả văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả nào?

A. Phạm Văn Đồng

B. Hồ Chí Minh

C. Tố Hữu

D. Đặng Thai Mai

Câu 2: Văn bản có xuất xứ như thế nào?

A. Trích trong tập “Đường cách mệnh”

B. Trong cuốn “Người cùng khổ”

C. Trong tập “Việt Bắc”

D. Trích trong báo cáo chính trị của tác giả tại Đại hội lần thứ 2, tháng 2 năm 1951.

Câu 3: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào ?

A. Câu mở đầu tác phẩm

B. Câu mở đầu đoạn hai

C. Câu mở đầu đoạn ba

D. Phần kết luận.

Câu 4: Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong trời kì nào ?

A. Trong quá khứ

B. Trong hiện tại

C. Trong quá khứ và hiện tại

D. Trong tương lai

Câu 5: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào ?

A. Thời kì kháng chiến chống Pháp

B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ

C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

D. Những năm đầu thế kỉ XX.

Câu 6: Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ?

A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược

B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt

D. Cả A và B

Câu 7: Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào ?

A. Trong quá khứ

B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại

C.Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc

D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường.

Câu 8: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình ?

A. Tiềm tàng, kín đáo

B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ

C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.

D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.

Câu 9: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì ?

A. Sử dụng biện pháp so sánh

B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ

C. Sử dụng biện pháp nhân hoá

D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”

Câu 10: Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được hai câu văn đúng với nội dung của bài .

A

B

a. Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp đã có tác dụng

(1) thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với nhiều sắc thái khác nhau.

b. Các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm được chọn lọc

(2) thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước của nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, địa phương.

Câu 11: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh được coi là đặc sắc ?

A. Một B. Hai

C. Ba D. Bốn

Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận ?

A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động

B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.

C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

D. ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

Câu 2: Những câu tục ngữ trong bài học được biểu đạt theo phương thức nào ?

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 3: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào ?

A. Kể lại diễn biến sự việc

B. Đề xuất một ý kiến

C. Đưa ra một nhận xét

D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.

Câu 4: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì ?

A. Luận điểm phải rõ ràng.

B. Lí lẽ phải thuyết phục

C. Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động

D. Cả ba yêu cầu trên.

Câu 5: Tìm trong số những câu tục ngữ sau những câu nào không nói về thiên nhiên và lao động sản xuất.

1. Trăng mờ tốt lúa nỏ

Trăng tỏ tốt lúa sâu.

2. Ruộng không phân như thân không của.

3. Lợn đói một đêm không bằng tằm đói một bữa.

4. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

5. Mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn.

6. Có cứng mới đứng đầu gió.

7. Nực cười châu chấu đá xe,

Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.

8. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

9. Một lượt tát, một bát cơm.

Câu 6: Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?

A. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp

B. Các bài xã luận, bình luận

C. Bài phát biểu ý kiến trên báo chí

D. Cả 3 ý trên

Câu 7: Đoạn văn sau có phải là đoạn văn nghị luận không?

“[...] Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.Những lời động viên đã tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp cho họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.”

(Bài học từ loài ngỗng - Quà tặng của cuộc sổng, Trang 97, Nxb Trẻ, 2003)

A. Có

B. Không

Rút gọn câu

Câu 1: Mục đích của việc rút gọn câu là:

A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thong tin được nhanh.

B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước.

C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

D. Cả 3 ý trên

Câu 2: Khi rút gọn cần chú ý điều gì?

A. không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Rút gọn câu càng ngắn càng tốt.

Câu 3: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ?

A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.

B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.

C. Mình đọc sách là nhiều nhất.

D. Đọc sách.

Câu 4: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?

A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.

B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.

C. Học đi đôi với hành.

D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.

Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?

A. Trạng ngữ. B. Chủ ngữ.

C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ.

Câu 6: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong hai thành phần sau:

A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ

Câu 7: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Trong ….. ta thường gặp nhiều câu rút gọn.

A. văn xuôi

B. truyện cổ dân gian

C. truyện ngắn

D. văn vần ( thơ, ca dao)

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi từ câu 8 đến câu 10:

a) Người ta là hoa đất.

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

d) Tấc đất tấc vàng.

Câu 8: Trong các câu tục ngữ trên, câu nào là câu rút gọn?

A. câu a,b

B. câu b,c

C. câu c,d

D. câu a,d

Câu 9: Những thành phần nào của câu được rút gọn?

A. Trạng ngữ

B. Vị ngữ

C. Chủ ngữ

D. Cả chủ ngữ và vị ngữ

Câu 10: Rút gọn câu như vậy để làm gì?

A. Làm cho câu ngắn gọn, cô đúc

B. Các câu này mang ý nghĩa đúc rút kinh nghiệm chung

C. Tránh lặp lại

D. Cả A và B đều đúng

Đặc điểm của văn bản nghị luận

Câu 1: Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ?

A. Luận điểm B. Luận cứ

C. Lập luận D. Cả ba yếu tố trên.

Câu 2: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?

A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm .

B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết.

D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.

Câu 3: Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là cách sắp xếp các ý, các dẫn chứng theo một trình tự hợp lý.

D. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm

Câu 4: Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm .

D. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

Câu 5: Luận điểm chính trong bài “Chống nạn thất học” (sgk Ngữ văn 7 tập 2 trang 7) là gì?

A. Chống nạn thất học

B. Mỗi người đều có quyền được đi học.

C. Học tập giúp con người không bị tụt hậu.

D. Cả A,B,C đều sai

Câu 6: Luận cứ trong bài “Chống nạn thất học” (sgk Ngữ văn 7 tập 2 trang 7) là gì?

A. Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ, nước Việt Nam không tiến bộ được.

B. Nay chúng ta đã dành được độc lập, cần phải nhanh chóng nâng cao dân trí để xây dựng đất nước.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 7: Trình từ lập luận nào đúng trong bài “Chống nạn thất học”?

A. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học. – chống thất học bằng cách nào. – chống thất học để làm gì

B. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học - chống thất học để làm gì - chống thất học bằng cách nào.

C. chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học. - chống thất học để làm gì

D. chống thất học để làm gì - chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học

Đọc văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” (sgk ngữ văn 7 tập 2 trang 9) và trả lời các câu hỏi từ câu 8 đến câu 10.

Câu 8: Luận điểm của bài là?

A. Chúng ta làm gì để có thói quen tốt

B. Khái niệm thói quen tốt trong đời sống xã hội

C. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 9: Luận cứ trong bài này là gì?

A. Có thói quen tốt như luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa...

B. Có thói quen xấu như hút thuốc lá, mất trât tự, vứt rác bừa bãi....

C. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

D. Cả A và B đều đúng

Câu 10: Tác giả đã lập luận như thế nào trong bài này để sáng tỏ luận điểm?

A. Phân tích tác hại của thói quen xấu – nhắc nhở mọi người tạo ra thói quen tốt để tạo nếp sống văn mình cho xã hội

B. Nhắc đến thói quen tốt sau đó phê phán thói quen xấu

C. Đan xen cả thói quen tốt và thói quen xấu vào nahu.

D. Cả A,B,C đều sai.

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Câu 1: Đề văn nghị luận nêu ra nội dung gì?

A. Vấn đề bàn bạc

B. Đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến về vấn đề

C. Cốt truyện

D. Cả 2 ý A và B

Câu 2: Đề văn nghị luận có tính chất gì?

A. Ca ngợi

B. Phân tích

C. Khuyên nhủ

D. Đồng ý hoặc phản bác

E. Cả 4 ý trên

Câu 3: Ý nào không thuộc công việc lập ý cho bài văn nghị luận ?

A. Xác lập luận điểm

B. Xây dựng cốt truyện

C. Tìm luận cứ

D. Xây dựng lập luận

Câu 4: Trong hai cách làm sau đây, cách nào được coi là đúng nhất khi thực hiện bài tập làm văn nghị luận ?

A. Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm và tính chất của đề trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.

B. Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm, tính chất của đề lập dàn ý cho đề bài trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 5:Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài : “ Đọc sách rất có lợi” ?

A. Ca ngợi B. Phân tích

C. khuyên nhủ D. Suy luận, tranh luận

Câu 6: Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài : “ Có công mài sắt có ngày nên kim” ?

A. Ca ngợi B. Khuyên nhủ

C. Phân tích D. Suy luận, tranh luận.

Câu 7: Dòng nào không là luận điểm của đề bài: “ Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống của con người” ?

A. Thể dục, thể thao giúp cho con người có một cơ thể khoẻ mạnh.

B. Thể dục, thể thao rèn luyện cho con người tính kiên trì, nhẫn nại và tinh thần đoàn kết.

C. Con người cần luyện tập thể dục, thể thao.

D. Hoạt động thể dục, thể thao chỉ nên thực hiện đối với người trẻ tuổi.

Câu 8: Để không bị lạc đề, xa đề, cần xác định đúng các yếu tố nào ?

A. Luận điểm. B. Tính chất của đề

C. Luận cứ D. Cả ba yếu tố trên