Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 11
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chiu Chiu

Chủ đề:

Câu hỏi ôn tập vi sinh vật

Câu hỏi:

giúp mình với các bạn ơi !!! huhu !mình sắp phải nộp rồi !!helpppmeee

Câu 17: Trong bình nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, lần lượt trải qua các pha:

A. lũy thừa → cân bằng → suy vong → tiềm phát. B. lũy thừa → tiềm phát → cần bằng → suy vong.

C. cân bằng → lũy thừa → tiềm phát → suy vong D. tiềm phát → lũy thừa → cân bằng → suy vong.

Câu 18 : Có thể coi dạ dày, ruột của người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật vì:

A. môi trường trong dạ dày, ruột của người có nhiệt độ, pH, độ ẩm ổn định.

B. trong dạ dày, ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và không thải ra các sản phẩm dị hoá.

C. vi sinh vật sống trong dạ dày, ruột trải qua đủ 4 pha.

D. trong dạ dày, ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và cũng liên tục thải ra các sản phẩm dị hoá.

Câu 19: Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục có các phát biểu sau:

(1) là môi trường nuôi cấy không đưa thêm chất dinh dưỡng vào mà chỉ rút bỏ các chất thải và sinh khối dư thừa.
(2) Pha lũy thừa thường chỉ được vài thế hệ.

(3) Để thu được lượng sinh khối vi sinh vật tối đa nên tiến hành thu hoạch vào cuối của pha lũy thừa.

(4) Thời gian pha tiềm phát phụ thuộc vào loại vi sinh vật.

(5) Mục đích của phương pháp nuôi cấy không liên tục là để sản xuất sinh khối.

Phát biểu đúng là

A. (2), (3), (4). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (5). D. (2), (4), (5).

Câu 20: Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, có các phát biểu sau:

(1) Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được đánh giá thông qua sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.

(2) Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh ở pha lũy thừa.

(3) Với trường hợp nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối vi sinh vật tối đa nên tiến hành thu hoạch vào cuối của pha lũy thừa.

(4) Trong nuôi cấy liên tục có 2 pha: Cân bằng và suy vong.

(5) Thời gian pha tiềm phát phụ thuộc vào loại vi sinh vật và điều kiện môi trường nuôi cấy.

Phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3),(5).

Chiu Chiu

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 10

Câu hỏi:

Đến năm bốn mươi tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình. Tất cả đều là
việc của mẹ. Giặt, xếp, ủi, treo lên móc. Mỗi sáng, tôi chỉ việc mặc những chiếc áo
rất phẳng, tinh tươm để đến trường. Cho đến một ngày nọ mẹ đi vắng, và trời mưa
đang nắng bỗng lắc rắc vài hạt mưa. Không cách nào khác, tôi phải làm. Lấy quần
áo từ sào phơi, ôm vào phòng. Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật
là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giòn”. Mùi của nắng.
Và lần đầu tiên trong đời, tôi ngồi xuống bên đống quần áo, lóng ngóng, bắt đầu
xếp từng cái một.
Tôi chỉ muốn nói rằng… những ví dụ đó không hoàn toàn là những việc nhỏ nhặt.
Nếu bạn không tự làm được đều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ
trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2017)
Từ nội dung đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến: “Nếu bạn không tự làm được những
điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để
làm điều khó hơn”