Câu 1: Quan sát hình ảnh về hệ thần kinh, hãy hoàn chỉnh đoạn thông tin bằng cách điền các từ và cụm từ não, tủy sống, bó sợi cảm giác, bó sợi vận động vào chỗ thích hợp.
Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
- Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa………….; …………… nằm trong ống xương sống.
- Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các………………. Và …………………… tạo nên.Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh
Câu 2: Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo.
Hãy vẽ sơ đồ tư duy về cấu tạo của hệ thần kinh?
Câu 1: Đọc đoạn thông tin trên rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cận thị là một loại tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi đến trường. Học sinh bị cận thị sẽ gặp trở ngại trong việc nhìn xa, thường cố gắng điều tiết mắt nhiều hơn để thấy rõ các chi tiết. Vì vậy, các em cần phải đeo kính để tăng chức năng thị giác, hạn chế tình trạng rối loạn phát triển thị giác hai mắt. Việc học tập và sinh hoạt thiếu hợp lý: Cường độ học tập ngày càng dày đặc cùng với môi trường ánh sáng không đảm bảo, tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp khiến cho mắt dễ mỏi, mờ. Công nghệ phát triển: Trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ cho học tập, giải trí, làm cho mắt phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài. Điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm thị lực và cận thị cao, đặc biệt là lứa tuổi 7 - 9 tuổi và 12 - 14 tuổi. Yếu tố di truyền: thông thường bố mẹ bị cận thị từ 6 độ trở lên thì mức độ di truyền là 100%. a) Đoạn thông tin trên nói về vấn đề gì? b) Cho biết nguyên nhân. c) Cho biết cách khắc phục : d) Từ đó hãy nêu ít nhất 4 biện pháp để bảo vệ đôi mắt của chúng ta.Câu 1. Lũng cú- điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh
A. Cao Bằng B. Hà Giang C. Lào Cai D. Tuyên Quang
Câu 2. Từ Bắc vào Nam phần lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ
A. 15 B. 18 C. 20 D. 25
Câu 3. Việt Nam thuộc khu vực nào của Châu Á
A. Tây Nam Á B. Nam Á C. Đông Nam Á D. Đông Á
Câu 4. Diện tích phần đất liền và hải đảo của Việt Nam là
A. 329247 km2 B. 331212 km2 C. 329427 km2 D 239247 km2
Câu 4. Đường bờ biển Việt Nam dài
A. 4450 km B. 2360 km C. 3260 km D. 1650 km
Câu 5. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 6. Dựa vào tập bản đồ Địa lý 8 và kiến thức đã học:
a. Xác định vị trí của Việt Nam (tiếp giáp Bắc, Nam, Đông, Tây)
b. Kể tên các tỉnh vừa giáp biển và giáp biên giới: Việt – Lào, Việt – Trung, Việt – Campuchia
c. Kể tên các hệ thống sông lớn của nước ta. Các sông chảy chảy trong nước ta chủ yếu theo những hướng nào?
d. Các thành phố Hà Nội, Cần Thơ, Biên Hòa nằm trên bờ những con sông nào?
e. Hãy kể tên các dãy núi theo hướng TB-ĐN, hướng vòng cung, các cao nguyên từ Bắc vào Nam ?
Câu2: Đọc đoạn thông tin trên rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè dù không nặng, nhưng có thể phát triển nhanh trong môi trường ẩm ướt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không chú ý điều trị từ sớm.Vào mùa hè thì tiết trời nóng bức, oi ả sẽ khiến tình trạng mồ hôi tiết ra nhiều, đặ cbiệt là bụi bẩn có thể bám lại trên da và gây tích tụ vi khuẩn trên làn da của bạn, từ đó là nguyên nhân hình thành nên một số bệnh ngoài da. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu bệnh sớm ngay từ bây giờ chứ không nên để bệnh âm thầm phát triển trong cơ thể quá lâu, sẽ gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe về sau. Mùa hè nắng nóng thường khiến làn da tiết ra mồ hôi và tuyến bã nhờn nhiều hơn, từ đó khiến vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vào lớp biểu bì da, gây ra mụn trứng cá trên khuôn mặt.
Đây cũng được xem là một trong các bệnh ngoài da thường dễ gặp phải trong mùa hè nhất, đặc biệt là khi bạn có một chế độ ăn và lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh. Mụn trong mùa hè có thể là mụn trứng cá bọc, mụn đầu đen, mụn mủ…
a) Từ các kiến thức đã học và đoạn thông tin nêu trên, hãy cho biết học sinh ở lứa tuổi dậy thì thường mắc bệnh gì trên khuôn mặt?
b) Nguyên nhân căn bệnh trên?
c) Từ các kiến thức đã học hãy đề ra ít nhất 4 biện pháp để bảo vệ làn da của các em.
1) Mô tả hiện tượng, viết PTHH:
So sánh lưu huỳnh ( S ) cháy trong không khí và trong bình đựng oxi.
2) Đốt cháy 6,2 g photpho ( P ) trong bình chứa oxi ( O\(_2\) ) thu được chất rắn có tên điphotpho pentaoxit (\(P_2O_5\))
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng điphotpho pentaoxit \(P_2O_5\) ?
c) Tính thể tích khí oxi đã phản ứng ( đktc )?
Câu1: Quan sát hình và trả lời câu hỏi sau:
a. em hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của da.
b. Chức năng của da là gì?
Câu2: Đọc đoạn thông tin trên rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè dù không nặng, nhưng có thể phát triển nhanh trong môi trường ẩm ướt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không chú ý điều trị từ sớm.Vào mùa hè thì tiết trời nóng bức, oi ả sẽ khiến tình trạng mồ hôi tiết ra nhiều, đặ cbiệt là bụi bẩn có thể bám lại trên da và gây tích tụ vi khuẩn trên làn da của bạn, từ đó là nguyên nhân hình thành nên một số bệnh ngoài da. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu bệnh sớm ngay từ bây giờ chứ không nên để bệnh âm thầm phát triển trong cơ thể quá lâu, sẽ gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe về sau. Mùa hè nắng nóng thường khiến làn da tiết ra mồ hôi và tuyến bã nhờn nhiều hơn, từ đó khiến vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vào lớp biểu bì da, gây ra mụn trứng cá trên khuôn mặt.
Đây cũng được xem là một trong các bệnh ngoài da thường dễ gặp phải trong mùa hè nhất, đặc biệt là khi bạn có một chế độ ăn và lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh. Mụn trong mùa hè có thể là mụn trứng cá bọc, mụn đầu đen, mụn mủ…
a) Từ các kiến thức đã học và đoạn thông tin nêu trên, hãy cho biết học sinh ở lứa tuổi dậy thì thường mắc bệnh gì trên khuôn mặt?
b) Nguyên nhân căn bệnh trên?
c) Từ các kiến thức đã học hãy đề ra ít nhất 4 biện pháp để bảo vệ làn da của các em.
Câu 1. Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta bắt đầu vào năm.
A. 1978 B. 1986 C. 1990 D. 1996
Câu 2. Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay là gì?
a. Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và lien tục phát triển.
b. Đang khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng.
c. Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển.
d. Đã trở thành nước công nghiệp mới.
Câu 3. Việt Nam hiện nay có bao nhiêu tỉnh thành phố?
A. 54 B. 60 C. 63 D. 64
Câu 4. Đâu không phải là nông sản nhiệt đới của nước ta.
A. Lúa gạo B. Cà phê C. Cao su D. Chè
Câu 5. Trên đất liền nước ta không tiếp giáp với.
A. Trung Quốc B. Lào C. Campuchia D. Thái Lan
Câu 6. Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm.
A. 1967 B. 1984 C. 1995 D. 1997