7. Văn bản “ Lượm” (Tố Hữu)
a. Hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ hiện lên là người như thế nào?
b. Nhà thơ đã hình dung ra chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự giây phút hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh nào khiến em xúc động nhất? Những đoạn, những câu thơ có cấu tạo đặc biệt đã góp phần biểu hiện cảm xúc của tác giả như thế nào?
c. Vì sao hai khổ thơ cuối miêu tả hình ảnh chú bé Lượm được lặp lại nguyên vẹn hai khổ thơ đầu của bài? Hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ với những tấm gương thiếu nhi anh dũng nhỏ tuổi như Kim Đồng, Lê Văn Tám gợi cho em suy nghĩ gì về thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh?
Viết tiếp những câu sau bằng cách sử dụng so sánh, nhân hoá
1. Con đường làng uốn lượn.............................................................
2. Mùa đông, cây hồng trụi hết lá chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành......................................
3. Bầu trời đầy sao...................................................
4. Những quả dừa lúc lỉu trên cao............................
5. Trong buổi bình minh, chim chóc đua nhau cất tiếng hót ríu rang.......................
6. Về mùa hè, nước sông trong xanh như một viên ngọc bích..................................
7. Trưa hè, lũ trẻ thường rủ nhau ra chơi dưới bóng cây đa cổ thụ...............................................
8. Khi diều hâu xuất hiện, gà mẹ xoè cánh che chở cho đàn con.......................................
9. Cần trục vươn tới, kéo lên những thùng hàng khổng lồ, nhẹ nhàng đặt vào khoang những chiếc xe tải đang đợi sẵn...............
10. Trên vòm cây cao, bầu trời, cánh diều đang bay.....................................