1. Một vật nhiễm điện khi nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
2. Có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào?
3. Quy ước về sự nhiễm điện của thanh thủy tinh và thanh nhựa sẫm ra sao?
4. Có các vật sau đây: bút chì vỏ gỗ, bút chì vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt vào chúng rồi đưa gần lại các vụn giấy, cho biết vật nào nhiễm điện? Vì sao?
5. Trước khi cọ xát, trong mỗi vật có các điện tích hay không? Chúng tồn tại ở các loại hạt nào?
6. Dùng thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện tích dương. Hãy cho biết các electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào?
Dựa vào biểu đồ trang 20 trong sgk, hãy điền nội dung vào bảng dưới đây (Biểu đồ Ma-la-can: hình 6.1):
Khí hậu | Nhiệt độ trung bình năm (0C) | Thời kì khô hạn trong năm (tháng nào không mưa hoặc mưa ít) | Thời kì mưa nhiều trong năm (ghi ra 3 tháng có mưa nhiều) | Biên độ nhiệt năm (0C) |
Nhiệt đới |
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A, biết góc C=47°. Tính góc A và góc B. Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A, gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AC và AB. Chứng minh rằng BE = CF. Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại A và có góc B =2A. Đường phân giác của góc B cắt AC tại D. a) Tính số đo các góc của tam giác ABC b) Chứng minh DA = DB c) Chứng minh DA = BC Bài 4: Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B, trên tia phân giác của góc xOy lấy điểm M sao cho OA = OB = OM. Chứng minh rằng tam giác AMB cân. Bài 5: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN a) So sánh các góc ABM; ACN b) Chứng minh rằng tam giác AMN là tam giác cân