Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 43
Điểm GP 6
Điểm SP 13

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Trong câu chuyện cô bé bán diêm mang lại một ý nghĩa sâu sắc,giá trị nhân văn cao đẹp, tất cả chỉ là mộng tưởng, ....

Tham khảo khái niệm : Truyện mộng tưởng là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

Đặc điểm của truyện cổ tích :

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc [2] và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. Bắt đầu câu chuyện thường có câu mở màn "Ngày xửa ngày xưa". Đôi khi, kết thúc có hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích (với câu kết là: "... và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau") cũng khiến khái niệm cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa, mà những phát ngôn sau là ví dụ: cứ như cổ tích, đúng là cổ tích!.

Câu trả lời:

Bạn tham khảo bài văn này rồi rút gọn lại những ỳ chính bạn muốn sau đó viết liền thành đoạn văn nhé !

Trong xã hội của chúng ta, mỗi cá nhân con người đều là một tế bào quan trọng cấu thành nên xã hội, giữa con người với con người luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau và chúng ta phải biết vận dụng mối quan hệ ấy một cách hiệu quả nhất để mang lại lợi ích. Tinh thần đoàn kết trong xã hội con người là một trong những cách để con người tồn tại, đối với dân tộc Việt Nam, đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu, luôn được gìn giữ và phát huy trong mọi hoàn cảnh lịch sử.

Để có được tinh thần đoàn kết, trước hết phải hiểu thế nào là đoàn kết? Đoàn kết là sự kết hợp, chung tay góp sức để tạo thành một khối thống nhất, sự thống nhất bao gồm cả tư tưởng và hành động hướng đến một mục đích chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết. Đoàn kết không chỉ tạo nên một cộng đồng lớn hơn, đông đảo hơn mà còn là một khối thống nhất có sự vững mạnh hơn bất cứ một thành phần độc lập, riêng lẻ nào khác. Tinh thần đoàn kết trong con người được thể hiện rất cụ thể, đó là sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, cùng chung tay hợp sức để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.

Dân tộc Việt Nam chúng ta lấy tinh thần đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, từ thời chiến đến thời bình tinh thần đoàn kết của dân tộc ta luôn được phát huy. Lịch sử dân tộc đã chứng minh rất rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, bất cứ khi nào đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể nhân dân đều trên dưới một lòng, đoàn kết đồng lòng quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước. Chẳng cần ai phải nhắc nhở ai, tự mỗi con dân Việt Nam ý thức được dòng máu đồng bào của mình, ý thức được nền độc lập tự do và bờ cõi của dân tộc, từ đó đoàn kết lại với nhau cùng đánh đuổi quân xâm lược. Có người ở chiến trường, có người ở hậu phương, có người tham gia đánh chiến có người lại làm tình báo, mỗi người tuy có nhiệm vụ khác nhau nhưng chung một lý tưởng cách mạng, chung một ý chí cứu nước. Chính nhờ tinh thần đoàn kết đó, dân tộc ta đã trải qua không biết bao nhiêu trận chiến, có được nền độc lập hòa bình và tự do như hôm nay.

Khi sống trong hòa bình, dân tộc ta vẫn không đánh mất hay lãng quên đi tinh thần đoàn kết ấy, trước đây là đoàn kết đấu tranh còn giờ đây là đoàn kết để xây dựng và phát triển, bảo vệ đất nước trước những thế lực thù địch nhăm nhe. Toàn dân cùng nhau tăng gia sản xuất, cùng giúp nhau xây dựng đời sống xã hội văn minh tốt đẹp, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, ví dụ như phát động chiến dịch "Hướng về miền Trung" - cùng chung tay khắc phục thảm họa sau lũ lụt cùng đồng bào miền Trung, chiến dịch "Giải cứu dưa hấu", giúp đỡ bà con nông dân khi cơn lũ kéo theo mùa màng trôi đi. Sự đoàn kết còn thể hiện trong sự thống nhất đi theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tin tưởng và quyết tâm chống lại mọi âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhiều về câu nói "Ở đâu có đoàn kết, ở đó có thành công", đó chính là lời khẳng định về vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Hay câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Sự đoàn kết giúp cho chúng ta có thêm nhiều nguồn sức mạnh khác nhau vượt qua khó khăn dễ dàng hơn, mỗi cá nhân có mặt mạnh khác nhau nhưng chưa toàn diện, mà tổng hợp những mặt mạnh đó tạo nên tập thể có sức mạnh toàn diện, từ đó sẽ dẫn đến thành công. Cá nhân dù có hoàn hảo và toàn diện đến đâu nhưng thiếu sự đoàn kết sẽ khó đạt được mục đích. Chính vì vậy, chúng ta phải biết đoàn kết với nhau, phải biết hy sinh vì nhau hướng tới lợi ích chung nhất. Sự cảm thông, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau là mấu chốt gây dựng tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, chúng ta phải tích cực lên án, phê phán những thành phần sống ích kỷ, không có tinh thần đoàn kết, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng mà bỏ qua lợi ích chung.

Là người học sinh, chúng ta phải nhận thức rõ được vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Để từ đó gây dựng một tập thể lớp đoàn kết, một ngôi trường đoàn kết và rộng hơn là một xã hội đoàn kết. Chúng ta đoàn kết không chỉ vì lợi ích trước mắt mà còn vì lợi ích lâu dài là bảo vệ và phát triển đất nước.

Chúc bạn học tốt !!

Câu trả lời:

Đoạn văn 1:

Ngày nay, loài người ngày càng phát triển để không ngừng nâng cao cuộc sống để ai ai cũng có thể sống trong cảnh cơm no áo ấm. Tuy vậy, vẫn có những mảnh đời bất hạnh, nhất là những đứa trẻ đang phải sống trong cảnh thiếu cơ cực. Đây cũng là một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội. Chính vì thế, quyền trẻ em ra đời để bảo vệ những mảnh đời ấy.

Vậy quyền trẻ em là gì? Quyền trẻ em là những quyền được nhà nước công nhận và bảo vệ để chăm sóc và bảo trợ trẻ em. Việc ra đời quyền trẻ em cũng là một cách để thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với chững chủ nhân tương lai của đất nước. Ai cũng biết rằng, trẻ em là tuổi ăn học, vui chơi, tuổi lớn, tuổi của những hoài bão đẹp và vẫn còn quá mỏng manh trước những cám dỗ, cạm bẫy của xã hội. Thế nhưng, ở đâu đó, chúng ta lại phải thấy cảnh những đứa trẻ gầy gò phải ăn xin, phải làm việc để mưu sinh sống qua ngày mà đáng lí ra, chúng phải đang cắp sách tới trường, chạy nhảy cùng chúng bạn. Có vậy mới thấy sự quan trọng của quyền trẻ em như thế nào?

Tuy nhiên, trong khi mọi con tim, mọi nỗ lực hướng về trẻ em nhằm làm cho cuộc sống của những đứa trẻ ấy bớt cực nhọc thì lại có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác đối trẻ em như vụ việc cậu bé Đức ba tuổi bị cậu ruột bắt đi ăn xin, ngoài ra còn có những kẻ bạo hành trẻ em, bắt cóc trẻ em để mua bán, bắt chúng làm những công việc nặng nhọc. Ấy mới thấy, các bộ luật về quyền trẻ em cần phải nghiêm khắc hơn để trừng trị những kẻ ấy.

Hãy nhìn lại những hình ảnh, những mảnh đời bất hạnh của trẻ em mà hành động vì một thế giới mai sau tươi sáng. Qua đây, em cũng tự hứa sẽ cố gắng học thật tốt và luôn cố gắng giúp những đứa trẻ bất hạnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đoạn văn 2:

Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan trọng đối với trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập, phát triển và bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trong cuộc sống.

Trước những thách thức to lớn khiến trẻ em bị kiềm hãm, khó phát triển và cũng là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, bệnh tật hay thậm chí là tệ nạn xã hội… Đối với những thách thức đó, thế giới đã tạo ra những thay đổi tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Bằng cách là các nước trên thế giới đã liên kết với nhau đặt ra các quyền lợi dành cho trẻ em hay nói cách khác là tạo nên những phúc lợi cho quyền trẻ em. Hay tạo ra những điều kiện để trẻ em tránh khỏi những cuộc chiến tranh hay các cuộc xuy đột chính trị, hạn chế sự bóc lột, hành hạ, bạo lực hay rơi vào đường của tệ nạn xã hội.

Để làm những việc đó chúng ta phải vạch ra một kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo cho trẻ em. Như tạo cơ hội hỗ trợ kinh tế cho trẻ em nghèo để trẻ em có thể cắp sách tới trường. Xây dựng trường học, cơ sở vật chất hay thiết bị dạy học ở những nơi trẻ em nghèo khổ, không có điều kiện đi học hoặc những nơi trẻ em không biết chữ. Kêu gọi mọi người hỗ trợ, đóng góp để giúp đỡ các em nghèo, khuyết tật, bị mù chữ… Chỉ cần ta mở rộng tấm lòng, mỗi người đóng góp một ít thì có thể giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hạnh phúc. Như các em bị chất độc màu da cam, cần có một lớp học tình thương, các trung tâm cứu trợ trẻ em bị mồ côi, khuyết tật và không có nơi nương tựa…Trẻ em cần phải được gia đình và xã hội bảo vệ khỏi sự hành hạ, mua bán, bắt cóc và nên hướng dẫn trẻ em những hành động phù hợp để phòng tránh. Ngoài ra trẻ em còn phải được nuôi dạy, chăm sóc, dạy dỗ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và quan trọng nhất là đạo đức. Trẻ em còn phải được chăm lo về việc học tập và giáo dục, môi trường sống tốt. Trẻ em còn có quyền được tự do tham gia những hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động của Đoàn, Đội hoặc của bộ Giáo dục để trẻ em được giải trí, phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có ích trong cuộc sống.

Trẻ em sẽ là những con người trong tương lai giúp đất nước phát triển và sánh vai với các nước hiện đại khác. Nên về vấn đề tạo cơ hội để bảo vệ, chăm sóc để trẻ em phát triển đã được cộng đồng quốc tế nói chung và nước Việt Nam nói riêng, ý thức đầy đủ cụ, cụ thể, thiết thực. Để xứng đáng với việc bảo vệ, quan tâm, chăm sóc ấy, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực trong học tập, rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách tương lai đất nước sau này.

Bạn tham khảo nhé !! Chúc bạn học tốt !