Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

Câu hỏi:

I. Trắc nghiệm:

1. 1. Mục đích của thực sự của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam là

A. A. muốn tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, hương liệu, nhân công giá rẻ.

B. B.muốn khai hóa văn minh cho người Việt Nam.

C. C. muốn bảo vệ các giáo sĩ người Pháp.

D. D. muốn buôn bán ở nước ta.

2. 2. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia

A. A. có chế độ phong kiến trung ương tập quyền phát triển mạnh vào bậc nhất châu Á.

B. B. đang phát triển theo chế độ tư bản chủ nghĩa.

C. C. đang bị ngoại bang đô hộ.

D. D. quân chủ chuyên chế độc lập.

3. 3. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta theo kế hoạch

A. A. “ vừa đánh vừa đàm”.

B. B. “đánh ăn chắc, thắng ăn chắc”.

C. C. “chinh phục từng gói nhỏ”.

D. D. “đánh nhanh, thắng nhanh”.

4. 4. Nhằm thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”, thực dân Pháp đã chọn đánh khu vực nào đầu tiên?

A. A. Bắc Kì B. Trung Kì C. Nam Kì D. Các hòn đảo nhỏ ven biển.

5. 5. Người không chịu nghe theo lệnh điều động của triều đình mà vẫn cùng nhân dân kháng chiến là

A. Phan Đình Phùng. B. Tôn Thất Thuyết.

C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương.

II. Các mệnh đề sau đây đúng hay sai? Điền Đ hoặc S vào cuối mỗi mệnh đề sau:

1. 1. Sau khi để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kì, triều đình nhà Nguyễn đã tích cực cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp để giành lại những tỉnh đã mất.

2. 2. Sau khi thất bại tại Đà Nẵng, thực dân Pháp đã quyết định chuyển chiến sự ra Bắc Kì.

3. 3. Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, chủ trương của triều Nguyễn là tổ chức kháng chiến chống Pháp xâm lược.

4. 4. Thực dân Pháp đã chọn Gia Định làm điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta vì Gia Định là vựa lúa lớn của triều Nguyễn lúc bấy giờ.

5. 5. Sau khi để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kì, triều đình nhà Nguyễn đã ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân và tìm cách đàm phán với Pháp nhằm “chuộc đất” nhưng thất bại.

MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI!

Chủ đề:

Bài 8. Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Câu hỏi:

1.112)Một ống nhỏ hình trụ có chiều cao là 100cm.Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách miệng ống 94cm.

a)Tính áp suất của thủy ngân lên đáy ống,biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.000N/m3.

b)Nếu thay thủy ngân bằng nước thì có thể tạo được áp suất như trên không,biết rằng trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3?

c)Nếu thay thủy ngân bằng rượu thì có thể tạo được áp suất như trên không,biết rằng trọng lượng riêng của rượu là 7800N/m3

1.114)Ở phần chìm của một chiếc tàu tại độ sâu 2.5 m có một lỗ thủng diện tích 20cm2.Tìm lực tối thiểu để giữ một bản bịt lỗ thủng từ phía trong.Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3

1.117) Một cái kích thủy lực có tiết diện pittong lớn gấp 80 lần tiết diện pittong nhỏ.Biết mỗi lần nén,pittong nhỏ đi xuống một đoạn 8cm.Tìm khoảng di chuyển của pittong lớn.Bỏ qua ma sát

1.118)Người ta dùng một kích thủy lực để nâng một vật có trọng lượng 20000N.Lực tác dụng lên pittong nhỏ là f=100N và mỗi lần nén xuống nó di chuyển được một đoạn h=10cm.Hỏi sau n=100 lần thì vật được nâng lên một độ cao là bao nhiêu,bỏ qua các loại ma sát

1.119) Ở một máy ép dùng chất lỏng,mỗi lần pittong nhỏ đi xuống một đoạn h1=10cm thì pittong lớn được nâng lên một đoạn h2=2cm.

a)Tính lực tác dụng của pittong lớn nếu lực tác dụng vào pittong nhỏ là f2=100N?

b)Khi pittong lớn sinh ra một lực f2=5000N và di chuyển 4cm thì pittong nhỏ chịu tác dụng của lực f1 bao nhiêu?Di chuyển bao nhiêu cm?

1.121) Một bình hình trụ có tiết diện 12cm2 chứa nước tới độ cao 20cm.Một bình hình trụ khác có tiết diện 13cm2 chứa nước tới độ cao 40cm.tính độ cao cột nước ở mỗi bình nếu nối chúng bằng một ống nhỏ có dung tích không đáng kể.\

MỌI NGƯỜI ƠI,GIÚP MÌNH VỚI THỨ 6 KIỂM TRA RỒI

Chủ đề:

Bài 8. Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Câu hỏi:

1) Ở một máy ép dùng chất lỏng,mỗi lần pittong nhỏ đi xuống một đoạn h1=10cm thì pittong lớn được nâng lên một đoạn h2=2cm.

a)Tính lực tác dụng của pittong lớn nếu lực tác dụng vào pittong nhỏ là f2=100N?

b)Khi pittong lớn sinh ra một lực f2=5000N và di chuyển 4cm thì pittong nhỏ chịu tác dụng của lực f1 bao nhiêu?Di chuyển bao nhiêu cm?

2) Một bình hình trụ có tiết diện 12cm2 chứa nước tới độ cao 20cm.Một bình hình trụ khác có tiết diện 13cm2 chứa nước tới độ cao 40cm.tính độ cao cột nước ở mỗi bình nếu nối chúng bằng một ống nhỏ có dung tích không đáng kể.

3) Để lấy xăng từ thùng phuy vào can người ta thường dung một ống nhựa hay cao su gọi là ống xiphong chứa đầy xăng từ trước và được bố trí như hình vẽ.Giải thích tại sao xăng chảy được từ A lên B và từ C xuống D.

4) Hai bình hình trụ có tiết diện lần lượt là S1,S2(S1>S2) được nối nhau bằng ống nhỏ có khóa.Ban đầu khóa đóng lại và mỗi bình đựng một chất lỏng cùng đến độ cao H.Trọng lượng riêng của hai chất lỏng lần lượt là d1,d2.

a)tìm độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng trong hai bình sau khi mở khóa.

Giả sử các chất lỏng không trộn lẫn,bỏ qua thể tích trong ống nằm ngang.

b)Người ta đổ tiếp vào bình bên trái một chất lỏng có trọng lượng riêng d3 sao cho mực chất lỏng ở nhánh trái bằng với lúc đầu.

Tìm chiều cao denta h3 của cột chất lỏng đổ thêm vào và độ sâu chênh lệch giữa hai mực chất lỏng ở hai bình.

Biện luận kết quả vừa tìm được

Chủ đề:

Bài 8. Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Câu hỏi:

1)Một ống nhỏ hình trụ có chiều cao là 100cm.Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách miệng ống 94cm.

a)Tính áp suất của thủy ngân lên đáy ống,biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.000N/m3.

b)Nếu thay thủy ngân bằng nước thì có thể tạo được áp suất như trên không,biết rằng trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3?

c)Nếu thay thủy ngân bằng rượu thì có thể tạo được áp suất như trên không,biết rằng trọng lượng riêng của rượu là 7800N/m3

2)Ở phần chìm của một chiếc tàu tại độ sâu 2.5 m có một lỗ thủng diện tích 20cm2.Tìm lực tối thiểu để giữ một bản bịt lỗ thủng từ phía trong.Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3

3) Một cái kích thủy lực có tiết diện pittong lớn gấp 80 lần tiết diện pittong nhỏ.Biết mỗi lần nén,pittong nhỏ đi xuống một đoạn 8cm.Tìm khoảng di chuyển của pittong lớn.Bỏ qua ma sát

4)Người ta dùng một kích thủy lực để nâng một vật có trọng lượng 20000N.Lực tác dụng lên pittong nhỏ là f=100N và mỗi lần nén xuống nó di chuyển được một đoạn h=10cm.Hỏi sau n=100 lần thì vật được nâng lên một độ cao là bao nhiêu,bỏ qua các loại ma sát