Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 248
Điểm GP 2
Điểm SP 553

Người theo dõi (3)

dũng
dũng
nhoxdaihoc2k2

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

+ Chiếu
- Là thể văn do nhà vua dừng để ban bố mệnh lệnh
- Chiếu có thế làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng
- Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của cả triều đại, đất nước

+ Hịch
- Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí luận sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.
- Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng với nhau)

+ Cáo
- Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết
- Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau)
- Cùng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó, lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.

Câu trả lời:

đây

Câu trả lời:

Ô nhiễm môi trường không phải là một vấn đề mới nhưng luôn gây những ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội. Nó trở thành vấn đề nhức nhối cần được sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay vẫn còn là 1 vấn đề nan giải.

Ô nhiêm mỗi trường là tình trạng môi trường (bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí…) bị các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.

Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông đại chúng hay trong chính cuộc sống thường nhật, chúng ta cũng thường xuyên được nghe hoặc chứng kiến những thông tin về ô nghiễm môi trường. Những bãi rác tự phát mọc lên không kiểm soát ở ngay những khu chung cư, ở ven đường hay thậm chí quăng bừa bãi không kiểm soát. Những dòng sông đen ngòm nổi lềnh bênh những túi nilong, rác thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy hay nước thải sinh hoạt của người dân. Những dòng nước đen ngòm sủi bọt trắng xóa bốc mùi hôi thối khó chịu. Hay là bầu không khí thành phố với đầy khói bụi, khói xe, khói từ các nhà máy. Mọi người đi đường ai nấy đều trang bị kín mít từ đầu tới chân… Một trong những tình trạng điển hình nhất trong năm vừa qua về ô nhiễm môi trường chính là vụ việc cỗng xả thải Formasa làm cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung Việt Nam. Nó làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến môi trường biển cũng như cuộc sống của người dân, gây tâm lý hoang mang không đáng có…

Ô nhiễm môi trường dù ở bất cứ đâu cũng để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đễn đời sống sinh hoạt của cả cộng đồng. Sống trong một môi trường ô nhiễm, với nguồn nước độc hại, rác thải ngập tràn và không khí ô nhiễm, sức khỏe của con người đang bị đe dọa từng ngày. Hàng loại những căn bệnh xuất hiện tàn phá sức khỏe của con người từ hiện tượng ô nhiễm môi trường như lao phổi, dị ứng, ung thư… Ô nhiễm môi trường không chỉ tàn phá cuộc sống của con người mà nó còn là mỗi đe dọa đối với tất cả các loài sinh vật cũng như môi trường sinh thái trên trái đất. Nhiều loài động thực vật mất dần gây mất cân bằng hệ sinh thái. Các nguồn tài nguyên cũng dần bị cạn kiệt khiến cho môi trường rơi vào tình trạng mất cân bằng. Hiện tượng trái đất nóng lên phần nhiều do ô nhiễm môi trường gây lên.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường như vậy? Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là những tác động tiêu cực của con người. Chúng ta tác động, khai thác và sử dụng môi trường một cách bừa bãi và quá mức cho phép, khiến cho tài nguyên môi trường cạn kiệt, sự cân bằng hệ sinh thái mất dần. Ý thức gìn giữ môi trường của con người chưa được đê cao khi mà những quy định đặt ra nhưng tinh thần chấp hành không cao. Bên cạnh đó, sự quản lý của nhà nước và các cơ quan chức năng cũng chưa thực sự chặt chẽ khi mà vẫn để cho tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra nhức nhối. Hiện tượng các nhà máy, các khu công nghiệp làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới người dân vẫn còn tồn tại. Trên đây chỉ là những nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường. Vẫn còn đó rất nhiều những nguyên nhân khác cần được xử lý và có biện pháp cụ thể.

Câu trả lời:

Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Hình ảnh thiên nhiên tràn ngập trong thơ Bác
Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa thường lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Bởi thế, thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả trong những áng văn.
Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh. Tất cả chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. Cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.
Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết hay diễn đạt một cách mơ hồ. Bác cũng chú ý lựa chọn những gì đặc trưng nhất để gợi đúng cảnh vật. Pác Bó bình dị như chính cuộc đời Bác bình dị. Thiên nhiên Pác Bó đồng hành cùng con người. Giữa con người và thiên nhiên dường như không còn khoảng cách nữa.
Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người:
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”
Thiên nhiên dữ dội, đầy khắc nghiệt. Đối với tù nhân trên bước đường chuyển lao, thiên nhiên chính là kẻ thù. Nó hành hạ, đày đọa con người với đủ mọi cách. Núi rừng đau chỉ dốc cao, núi dựng mà còn gai nhọn, trùng độc, vực sâu, thác dữ,… Mọi thứ như cứ chực vồ lấy con người.
Thế mà, với Bác, người xem điều đó như không có. Thiên nhiên dữ dội nhưng đối với Bác lại rất thân tình, gần gũi. Dẫu có gian nan, vất vả nhưng đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.
Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ“Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.
Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.
Phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan của Bác Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.
Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.
Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.

Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.

Câu trả lời:

Qualitative

Câu trả lời:

Junction