Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Ninh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 7
Điểm GP 1
Điểm SP 5

Người theo dõi (2)

Đặng Quốc Huy
Vuy Năm Bơ Xuy

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.

Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa.

Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Câu trả lời:

hông chấp nhận sự xâm chiếm của thực dân Pháp nên ngay khi chúng đặt chân lên đất Biên Hòa, đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại sự xâm lược của chúng. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Tổng lãnh binh Nguyễn Đức Ứng ở huyện Long Thành, khởi nghĩa của hai cha con Trương Định và Trương Quyền ở căn cứ Bàu Cá, Giao Loan… Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước và kháng chiến của nhân dân Biên Hòa chống thực dân, phong kiến lại tiếp tục nổ ra. Các “hội kín” được thành lập như hội kín của ông Đoàn Văn Cự ở Bình Đa (Tam Hiệp - Biên Hòa) năm 1906. Nhóm Lâm Trung ở quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa tổ chức tiến công trụ sở tề giải thoát thanh niên bị bắt lính đưa sang Pháp vào đêm 14 tháng 2 năm 1916. Một bộ phận vũ trang ở Bình Trước do các ông Mười Sót, Mười Tiết chỉ huy (cũng thuộc nhóm Lâm Trung) tổ chức đánh phá khám đường tại thị xã Biên Hòa, bắn súng thị uy vào nhà tên chủ tỉnh Biên Hòa ngày 16 tháng 2 năm 1916. Tuy nhiên, các phong trào này đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man nên dần dần tan rã. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sau khi đánh chiếm Biên Hòa, tư bản Pháp đã đổ xô đầu tư vốn khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chúng xây dựng hệ thống xí nghiệp công nghiệp khai thác lâm sản; những công ty, đồn điền khai thác cao su. Vì vậy, giai cấp công nhân ở Đồng Nai hình thành từ rất sớm. Mặc dù mới ra đời nhưng đội ngũ công nhân Biên Hòa đã không ngừng đấu tranh cho quyền lợi giai cấp bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao. Nổi bật là tinh thần đấu tranh của đội ngũ công nhân cao su: Tháng 12 năm 1926, 500 công nhân ở đồn điền cao su Cam Tiêm (Ông Quế) đồng loạt bãi công phản đối sự lừa gạt của bọn mộ phu; phản đối chủ sở không thực hiện những điều cam kết trong bản giao kèo. Bọn tư bản thực dân phải huy động lính đến đàn áp dã man để dập tắt cuộc bãi công. Trong tháng 8 và 9 năm 1927, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng cũng nhiều lần nổi dậy đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế. Công nhân nổi dậy giết tên xếp Tây Mông-téc-lô (Monterlo) và lùng bắt, cảnh cáo một tên cai, xu, xếp gian ác ở phân sở. Ngoài ra, trong những năm 20, công nhân nhà máy cưa BIF, công nhân đường sắt cũng liên tục tổ chức những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ chống lại sự áp bức, bóc lột của bọn chủ tư bản đòi quyền dân sinh, dân chủ. Mặc dù vậy, thời gian này, những phong trào yêu nước, đấu tranh của nhân dân Biên Hòa đều mang tính tự phát, và hầu hết bị khủng bố, dập tắt. Nhưng qua đó cũng cho thấy, ý thức giai cấp, tình đoàn kết đã nảy sinh và ngày càng được nâng cao. Đó là tiền đề cho phong trào yêu nước chống xâm lược của nhân dân Biên Hòa phát triển, mang tính tự giác đặc biệt khi có Đảng Cộng sản - Chính Đảng của giai cấp công nhân ra đời và lãnh đạo. Sau khi Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Phú Riềng ra đời vào năm 1929; sáu năm sau, năm 1935, Chi bộ Đảng Bình Phước - Tân Triều được thành lập gồm 7 đồng chí do đồng chí Hoàng Minh Châu làm bí thư, khởi đầu giai đoạn yêu nước chống Pháp ở Đồng Nai đi theo Chủ nghĩa Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản Bình Phước - Tân Triều đánh dấu một bước phát triển mới, một bước ngoặt trên con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Biên Hòa. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập sau chi bộ Phú Riềng, là hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng ở Biên Hòa đi đúng hướng. Nguyễn Lê (tổng hợp)

Câu trả lời:

Từ xa xưa, để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo về và phát triển đất nước; ông bà ta có câu :"Học đi đôi với hành”. Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học và hành thì việc nào quan trọng hơn?

Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phãi làm làm rõ về học và hành.

Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vỡ, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiếu, phải suy ngẫm, mài mò. Hõ rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận đụng vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.

Vì vỵ học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học.

Tử bài Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Bạn hãy thử áp dụng câu Học đi đôi với hành” cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu, mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việc học và hành luôn đi đôi với nhau thì mội thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa của khu vực.