Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Chương VII - Hạt nhân nguyên tử

Câu hỏi:

Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sơ cấp gồm proton mang điện tích dương và các nơtron không mang điện gọi chung là các nuclôn. Trong tự nhiên, có nhiều hạt nhân tự động phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành 1 hạt nhân khác. Một trong các loại tia phóng xạ đó là tia \(\beta^-\)gồm các hạt electron. Các quá trình biến đổi hạt nhân trên luôn tuân theo các định luật bảo toàn của các đại lượng như: điện tích, số nuclôn, năng lượng và động lượng.

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Bên trong hạt nhân có chứa các hạt electron

B. Các hạt electron có thể được phóng ra từ bên trong hạt nhân

C. Bên trong hạt nhân, các hạt proton tự biến đổi thành electron

D. Các hạt nơtron trong hạt nhân tự biến đổi thành electron

Câu 2:Nhận định nào sau đây đúng ?

A. Bên trong hạt nhân không có lực đẩy giữa các hạt mang điện dương

B. Tồn tại một loại lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culông

C. Có lực hút tĩnh điện bên trong hạt nhân

D. Hạt nhân bền vững không nhờ vào một lực nào

Câu 3: Giả thiết trong một phóng xạ, động năng của electron được phóng ra là E, nhiệt lượng do phóng xạ này tỏa ra xấp xỉ bằng:

A. E

B. 2E

C. 0

D. \(\dfrac{E}{2}\)

Chủ đề:

Di truyền học cấp độ tế bào

Câu hỏi:

Quá trình phiên mã gen cấu trúc xảy ra trong nhân của tế bào nhân thật, tạo các tiền mARN. Sau đó, tiền mARN được gắn mũ 5'P, cắt intron- nối exon, gắn đuôi polyA... tạo mARN trưởng thành, di chuyển ra ngoài nhân, tham gia quá trình dịch mã. Mỗi intron đều có trình tự cắt đầu 5', nhánh A, trình tự cắt đầu 3'. Quá trình cắt intron xảy ra theo thứ tự:

(1) Cắt trình tự 5'

(2) Nối đầu 5' với vị trí nhánh A

(3) Cắt trình tự đầu 3', loại bỏ intron

Một số gen có quá trình ghép nối thay đổi, tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một tiền mARN ban đầu. Ví dụ một tiền mARN có trình tự "Exon 1- intron 1- exon 2- intron 2- exon 3", có thể 2 kiểu ghép nối. Kiểu 1: Tiền mARN bị cắt hai intron và nối ba exon lại. Kiểu 2: Tiền mARN bị cắt trình tự đầu 5' của intron 1, nối nhánh A của intron 2, loại bỏ "intron 1- exon 2- intron 2", tạo mARN trưởng thành ngắn hơn. Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ 1 gen, từ đó dịch mã tạo nhiều loại polipeptit. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của intron trong quá trình tiến hóa.

Câu 1:Giai đoạn nào sau dây không xảy ra trong quá trình hình thành mARN trưởng thành?

A. Cắt intron và nối các exon

B. Cắt đuôi polyA

C. Gắn mũ 5'P

D. Cuộn xoắn với protein Histon

Câu 2:Cho các quá trình sau:(1)Cắt trình tự 3' của intron; (2)Cắt trình tự 5' của intron; (3)Nối đầu 5' của intron với vị trí nhánh A; (4)loại bỏ các intron. Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN là :

A. 1->2->3->4

B. 2->1->3->4

C. 2->3->1->4

D. 3->2->1->4

Câu 3:Nếu 1 mARN có cấu trúc "exon 1- intron 1- exon 2- intron 2- exon 3- intron 3- exon 4". Giả sử chiều dài intron và exon bằng nhau và bằng 340Ao . Phức hợp enzym cắt intron loại bỏ đoạn ARN dài tối đa 1.020Ao.Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo ra bao nhiêu loại mARN trưởng thành?

A.2

B.3

C.4

D.1