Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Hoa Lê

Chủ đề:

Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về miêu tả

Câu hỏi:

I. Trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1. Văn miêu tả bao gồm:

A. Văn tả người B. Văn tả cảnh

C. Văn tả đồ vật D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Văn miêu tả là :

A. Là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung ra đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, quang cảnh…

B. Là loại văn kể cho người nghe biết các nhân vật, sự kiện, thường có cao trào, kịch tính trong truyện

C. Không xác định được

D. Loại văn thể hiện cảm xúc

Câu 3. Năng lực nào được bộc lộ rõ nhất trong văn miêu tả?

A. Quan sát B. Liên tưởng

C. Tưởng tượng D. Lắng nghe

Câu 4. Đoạn thơ sau tái hiện điều gì?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

A. Hình ảnh chú bé Lượm B. Kể về nhân vật Lượm

C. Thể hiện tình cảm D. Thể hiện sự yêu quý Lượm

Câu 5. Nhận xét nào sau đây chưa đúng về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả?

A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc con người

B. Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người

C. Bộc lộ rõ năng lực quan sát của người viết

D. Bộc lộ rõ tâm trạng của người, vật được miêu tả

Câu 6. Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?

A. Đêm dài, ngày ngắn B. Bầu trời có màu xám

C. Cây cối trụi lá, khẳng khiu

D. Nắng vàng rực rỡ trên mọi nẻo đường

Câu 7. Khi miêu tả em bé đang tuổi tập đi tập nói, em sẽ không miêu tả chi tiết nào sau đây?

A. Chững chạc, ra dáng người lớn thực sự

B. Gương mặt bầu bĩnh, đáng yêu

C. Đôi mắt to tròn, long lanh

D. Làn da trắng hồng, bụ bẫm

Câu 8. Khi viết đoạn văn tả khuôn mặt mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?

A. Hiền hậu và dịu dàng

B. Vầng trán có vài nếp nhăn

C. Hai má trắng hồng, bụ bẫm

D. Đoan trang và rất thân thương

II. Tự luận:

Câu 1. Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nổi bật nhất?

Làm ơn giúp mình với, thank!

Hoa Lê

Chủ đề:

Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Câu hỏi:

I/ Điền từ thích hợp vào chổ trống cho những câu dưới đây:

1. Chất lỏng nở ra khi ........................, co lại khi .......................

2. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ...............................

3. Khi đun nóng chất lỏng thì khối lượng của chất lỏng ...........................,thể tích của chất lỏng......................nên khối lượng riêng của nó................................

II/ Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất:

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng chất lỏng tăng. B. Khối lượng chất lỏng giảm.

C. Trọng lượng của chất lỏng tăng. D. Thể tích của chất lỏng tăng.

Câu 2. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chât lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 3. Nước ở trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?

A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4°C. B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4°C.

C. Thế rắn, nhiệt độ bằng 0°C. D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100°C.

Câu 4. Khối Trong các cách sắp xếp sự nở vì nhiệt từ nhiều đến ít của các chất lỏng sau đây , cách nào là đúng ?

A. Rượu – dầu – nước B. Nước - rượu – dầu

C. Dầu - rượu – nước D. Nước – dầu - rượu

Hoa Lê

Chủ đề:

Bài 19 : Khí áp và gió trên Trái đất

Câu hỏi:

Câu 1: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:

A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp

B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp

C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp

D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp

Câu 2: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 3: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là gió?

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió Tín Phong.

C. Gió mùa đông Bắc.

D. Gió mùa đông Nam.

Câu 4: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:

A. Gió Nam.

B. Gió Đông Bắc.

C. Gió Tây Nam.

D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 5: Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ:

A. Vĩ độ 30o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60o Bắc, Nam.

B. Vĩ độ 60o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 90o Bắc, Nam.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 6: Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai khí áp:

A. 4 B. 5

C. 6 D. 7

Câu 7: Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu:

A. 0o, 60o B. 0o, 30o

C. 0o, 90o D. 30o, 90o

Câu 8: Đai áp cao chữ C nằm ở bao nhiêu độ

A. 30o, 90o B. 0o, 30o

C. 0o, 60o D. 0o, 90o

Câu 9: Không khí luôn luôn chuyển động từ:

A. Nơi áp thấp về nơi áp cao. B. Biển vào đất liền.

C. Nơi áp cao về nơi áp thấp. D. Đất liền ra biển.

Câu 10: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?

A. Gió núi - thung lung B. Gió Phơn

C. Gió Mậu Dịch D. Gió Đông cực